Số lượng thành lập doanh nghiệp ngày càng nhiều do đó để có thể chuẩn bị tốt nhất bạn nên đáp ứng đầy đủ những điều kiện quan trọng dưới đây theo quy định của pháp luật.

7 điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật mà người khởi nghiệp nhất định phải đáp ứng được

Dù thành lập doanh nghiệp đang là xu hướng chung của các tổ chức, cá nhân trong giai đoạn hiện nay nhất là khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ thì từng ngày, từng giờ ở Việt Nam các doanh nghiệp được thành lập và tham gia vào nền kinh tế với số lượng ngày càng lớn. Và với mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điều kiện thành lập riêng nhất định nhưng tựu chung để thành lập doanh nghiệp cá nhân, tổ chức phải thỏa mãn những điều kiện sau:

thành lập doanh nghiệp

Điều kiện thứ nhất là về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Nói về chủ thể thành lập doanh nghiệp thì trước tiên các tổ chức và cá nhân phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Theo đó, tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:

– Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp như cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

– Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này

– Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Bạn thấy đấy việc pháp luật quy định các chủ thể này không được tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp là nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong huy động, sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng góp phần ngăn chặn các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi hành vi tiêu cực, gian lận, tham nhũng gây thiệt hại cho nguồn ngân sách nhà nước.

Điều kiện thứ hai là về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau: “Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;”. Do đó, điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

thành lập doanh nghiệp

Điều kiện thứ ba là về vốn của doanh nghiệp

Để được thành lập các doanh nghiệp đăng ký đối với một số ngành nghề đặc thù thì sẽ phải đáp ứng thêm điều kiện về vốn pháp định. Do đó, các tổ chức, cá nhân khi muốn thành lập thì sẽ phải tìm hiểu trước quy định về vốn pháp định tối thiểu để xem xét mình có đáp ứng đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp đối với ngành nghề này không.

Điều kiện thứ tư là về tên doanh nghiệp muốn thành lập

Tại Điều 37 – Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định, tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, gồm 2 thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Đồng thời, không được vi phạm những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp: Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký

Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Điều kiện thứ năm là về trụ sở chính của doanh nghiệp

Tại Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp như sau: Trụ sở chính phải có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Tuy nhiên trong trường hợp nơi đặt trụ sở chính chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì làm công văn có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm hồ sơ khi đăng ký kinh doanh.

Điều kiện thứ sáu là về năng lực chuyên môn

Không chỉ đáp ứng đầy đủ về chủ thể, ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, tên doanh nghiệp, trụ sở chính,… thì đối với một số doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh thì đối với một số doanh nghiệp còn phải đáp ứng thêm về điều kiện về năng lực chuyên môn. Đây là những ngành nghề đặc thù không phải ai cũng có khả năng đáp ứng cho khách hàng, đòi hỏi nhà cung cấp phải có trình độ chuyên môn nhất định mới đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

thành lập doanh nghiệp

Do đó đối với một số ngành nghề kinh doanh thì pháp luật còn yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.

Điều kiện thứ bảy là về hồ sơ và nộp lệ phí

Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà các tổ chức, cá nhân muốn thành lập phải chuẩn bị các bộ hồ sơ khác nhau. Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị từ Điều 19 đến Điều 22 tương ứng với các loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Ngoài ra người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (trừ một số trường hợp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp). Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh và sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ở trên là những chia sẻ về điều kiện thành lập doanh nghiệp, nếu bạn đang gặp khó khăn, vướng mắc về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.