Nếu bạn đang không biết các cơ quan Thuế có trách nhiệm gì trong việc quản lý thuế của hộ kinh doanh thì bài viết này của ACC PRO sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất.

Với những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

Tuy nhiên, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

thuế của hộ kinh doanh

Trách nhiệm của cơ quan Thuế trong việc quản lý khai thuế của hộ kinh doanh 

1 – Trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong quản lý thuế của hộ kinh doanh

Tổng cục Thuế sẽ xây dựng bộ chỉ số tiêu chí rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Đồng thời hướng dẫn chi tiết quy trình cập nhật cơ sở dữ liệu về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại Cục Thuế và Chi cục Thuế. Chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc cơ quan thuế, người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra cơ quan còn tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo lộ trình quy định. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để triển khai đề án hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn có mã của cơ quan thuế đảm bảo phục vụ công tác quản lý thuế theo rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cũng như xây dựng giải pháp, lộ trình cung cấp thông tin theo hình thức điện tử từ các Sàn giao dịch thương mại điện tử đến cơ quan thuế nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế theo rủi ro, đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Sàn giao dịch thương mại điện tử. Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc chia sẻ và cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế và Sàn giao dịch thương mại điện tử.

2- Trách nhiệm của Cục Thuế trong quản lý thuế của hộ kinh doanh

Hướng dẫn, chỉ đạo và đôn đốc Chi cục Thuế trong việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát việc xây dựng cơ sở dữ liệu riêng tại từng Chi cục Thuế để làm căn cứ xác định doanh thu và mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại từng địa bàn.

Cùng với đó là xây dựng kế hoạch kiểm tra Chi cục Thuế, người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Triển khai và báo cáo Tổng cục Thuế kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra Chi cục Thuế, người nộp thuế. Việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra cụ thể như sau:

thuế của hộ kinh doanh

– Có trách nhiệm triển khai công tác kiểm tra thực tế hằng năm tối thiểu 10% số Chi cục Thuế theo quy định về quản lý rủi ro đối với việc xác định mức doanh thu khoán dự kiến, mức thuế khoán dự kiến. Kết quả kiểm tra của Cục Thuế là một trong những cơ sở để Chi cục Thuế lập và duyệt Sổ bộ thuế hộ khoán.

– Có trách nhiệm định kỳ kiểm tra thực tế tối thiểu 5% số Chi cục Thuế mỗi quý I, quý II, quý III. Kết quả kiểm tra là căn cứ xây dựng mức doanh thu khoán dự kiến, mức thuế khoán dự kiến cho năm sau và điều chỉnh doanh thu khoán, mức thuế khoán cho thời gian còn lại của năm tính thuế.

– Kiểm tra trên cơ sở dữ liệu quản lý; đối chiếu số liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; kiểm tra thực tế đối với ít nhất 2% số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức có liên quan trên địa bàn trong đó tập trung kiểm tra 100% hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng quản lý rủi ro cao theo quy định.

– Phê duyệt và công khai thông tin hộ khoán trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế đảm bảo việc công khai được minh bạch, tăng cường khả năng giám sát của người dân và các cơ quan, ban ngành địa phương.

3 – Trách nhiệm của Chi cục Thuế trong quản lý thuế của hộ kinh doanh

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thường xuyên còn có trách nhiệm trong công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:

– Tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và tra cứu thông tin công khai về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định.

– Xác định doanh thu và mức thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 

– Kiểm tra định kỳ, theo kế hoạch tại trụ sở cơ quan thuế trên cơ sở dữ liệu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức có liên quan. Đối với những trường hợp rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu riêng tại từng Chi cục Thuế về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và định kỳ đến ngày 01 tháng 11 hằng năm phải chốt xong cơ sở dữ liệu để làm căn cứ cho việc lập sổ bộ thuế khoán của năm tiếp theo.

thuế của hộ kinh doanh

– Báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tại địa phương phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn.

– Phối hợp với cơ quan thuế tại địa bàn khác trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu, cung cấp thông tin về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.