Hộ kinh doanh vừa và nhỏ không có gì phải lo lắng khi đứng ra thành lập doanh nghiệp vì chính cơ quan Thuế sẽ bảo vệ mọi quyền lợi mà hộ kinh doanh xứng đáng được nhận sau khi thay đổi mô hình buôn bán.
Tại sao hộ kinh doanh vừa và nhỏ lại “Sợ thành lập doanh nghiệp ??”
Được biết, mục tiêu của UBND TP.HCM là hỗ trợ người kinh doanh thành lập doanh nghiệp, thế nhưng theo thăm dò của ACC PRO, điều các hộ kinh doanh sợ nhất khi thành lập doanh nghiệp là vấn đề kế toán và thuế.
Tuy nhiên, theo tổng cục Thuế TP.HCM , cơ quan sẽ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp gồm cả hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập và hộ cá thể có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Với doanh nghiệp khởi nghiệp, Cục Thuế TP.HCM có chương trình hỗ trợ kiến thức ban đầu trong lĩnh vực kê khai, nộp thuế, thủ tục về thuế để doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động.
Còn với những doanh nghiệp đã ra đời và tồn tại được thì ngành thuế có các chương trình hỗ trợ khác cao hơn. Với tư cách người đứng đầu ngành thuế TP.HCM, tổng cục Thuế cam kết với người dân rằng: Chúng tôi không để người dân nào phải ngừng kinh doanh vì thủ tục thuế. doanh nghiệp mới thành lập, ai còn lúng túng về thuế thì đến với chúng tôi, sẽ được hỗ trợ nhiệt tình”.
Cũng theo như thống kế hiện nay, cơ quan thuế đang quản lý khoảng 250.000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có khoảng 13.000 – 14.000 hộ thường xuyên phát sinh hóa đơn. Chúng tôi theo dõi thì những hộ này có mức giao dịch tương đối lớn với các doanh nghiệp khác, quan hệ mua bán và lượng hóa đơn cần xuất nhiều.
Chủ trương của lãnh đạo TP.HCM là vận động hộ cá thể lên doanh nghiệp , nhưng chỉ vận động những hộ nào có tiềm lực. Chẳng hạn, hộ cá thể nào có thế mạnh, có mặt bằng, tay nghề, có vốn, thì chúng tôi sẽ động viên họ phát triển lên doanh nghiệp . Từ đó, giúp họ có điều kiện tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn vốn, tăng uy tín để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hộ kinh doanh chuyển sang thành lập doanh nghiệp thì có lợi ích gì được đảm bảo ??
Theo như thắc mắc của hầu hết các hộ kinh doanh thì khi thành lập doanh nghiệp có được hỗ trợ mức thuế thấp hơn không. Thật ra, thuế là một phần của chi phí thôi, thuế không phải là tất cả chi phí quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Việc có tồn tại được hay không, phụ thuộc vào năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chính.
Nhưng về phần thuế, nếu là hộ kinh doanh cá thể thì sẽ áp thuế khoán – ấn định thuế, nhưng hiện ngành thuế đang xây dựng cơ sở dữ liệu tiệm cận đến doanh thu hộ khoán và khi đó sẽ tính thuế khoán các hộ này chặt chẽ hơn. Với thuế khoán sẽ dễ tạo ra bất công, vì mỗi tháng dù thu nhập cao hay thấp đều phải nộp mức thuế ấn định quanh năm. Còn khi lên doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền tự tính, tự khai, tự nộp thuế, chỉ khi nào có nguồn thu, có lợi nhuận thì mới nộp thuế, còn lỗ thì không phải nộp thuế.
Chưa dừng lại ở đó Cục Thuế còn mời các đại lý thuế và họ đã cam kết năm đầu tiên khi các hộ cá thể lên doanh nghiệp, họ sẽ miễn phí dịch vụ khai thuế cho hộ cá thể, kể cả hóa đơn chứng từ cũng miễn phí một năm. Hộ cá thể sẽ làm quen dần trong một năm này, để năm sau họ có thể tự làm được.
Hộ kinh doanh vẫn “sợ thành lập doanh nghiệp” vì quy định chưa mấy rõ ràng
Trên thực tế thì các hộ kinh doanh vẫn rất “sợ” cơ quan thuế, vì hiện nay luật không rõ ràng, việc khai thuế khá chuyên sâu nên người dân không hiểu hết, do vậy rất dễ bị cán bộ thuế gây khó dễ… Không ít doanh nghiệp thường phản ánh việc cán bộ thuế hay điện thoại kêu doanh nghiệp lên, điều này không đúng với quy chế hành chính nên khiến cho doanh nghiệp cảm thấy lo lắng.
Thực chất, không có quy định nào cho phép cán bộ thuế được quyền gọi điện thoại mời doanh nghiệp cả. Nếu cán bộ thuế phát hiện doanh nghiệp có vấn đề thì lãnh đạo cơ quan thuế phải ký văn bản đề nghị doanh nghiệp giải trình. Muốn mời doanh nghiệp lên làm việc hay xuống kiểm tra thì cũng phải gửi văn bản, thư mời báo trước 3 ngày; khi làm việc với doanh nghiệp cũng phải có biên bản rõ ràng. Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu cán bộ từ chối, thì phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết lý do hồ sơ không được tiếp nhận và nói rõ thiếu giấy tờ gì.
Do đó doanh nghiệp không việc gì phải sợ cán bộ thuế. Cán bộ phải làm theo luật. Nếu phát hiện cán bộ nào làm sai quy định thì doanh nghiệp cứ hỏi cán bộ thuế đó là điều luật, quy định nào bắt phải như thế? Cơ quan thuế sẵn sàng tiếp nhận mọi bức xúc, phản ánh của doanh nghiệp. Ngoài đường dây nóng, doanh nghiệp có thể gửi văn bản, mail vào hộp thư Cục Thuế để được trả lời