Để có thể thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì bắt buộc bạn phải tuân thủ đúng 12 bước hướng dẫn theo quy định của pháp luật dưới đây.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì và có bao nhiêu kiểu ??

Trước khi đi vào cách thức để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì bạn cần hiểu rõ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những phương án tổ chức lại doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phù hợp nhất. Và theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ bao gồm:

=> Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang công ty cổ phần

=> Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty Cổ phần sang Công ty TNHH 1 thành viên

=> Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty Cổ phần sang Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên

=> Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ loại hình doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH trong trường hợp giám đốc Doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải là Chủ sở hữu hoặc phải là thành viên của công ty.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

12 thủ tục cần làm khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Với những doanh nghiệp đang có mong muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhất là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH cần tuân thủ đúng 12 bước bên dưới đây:

Bước 1: Phải có giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Tuân theo điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp

Bước 3: Chuẩn bị bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Bước 4: Quy định riêng đối với chủ sở hữu là tổ chức:

  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước)
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 5: Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp)

Bước 6: Lập danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với công ty được tổ chức, quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên)

Bước 7: Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có

Bước 8: Danh sách các hợp đồng chưa thanh lý

Bước 9: Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn

Bước 10: Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó

Bước 11: Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Bước cuối cùng: Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bạn có thể nhanh chóng liên hệ ngay với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.