Tại sao cần cắt giảm một số thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp trong thời điểm nhạy cảm có khả năng lạm phát cao như hiện nay.
Theo các chuyên gia kinh tế toàn cầu để có thể giúp nhiều nhà khởi nghiệp mạnh dạn hơn nữa trong thời buổi kinh tế thị trường nhạy cảm như hiện nay thì cần cắt giảm một số thủ tục không cần thiết để có thể đạt tới mục tiêu gia nhập thị trường cũng như tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh, tạo nhiều điều kiện thuận lợi tối đa hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo đó Nghị định số 68/NQ-CP ra đời cho đến nay đã giúp cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết trong thành lập doanh nghiệp. Bằng cách tích hợp 4 quy trình thành một bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký bảo hiểm xã hội, khai trình lao động và đăng ký sử dụng hóa đơn vào thành 1 quy trình.
Vì thế hiện nay doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, kê khai 1 biểu mẫu, cũng như thực hiện thủ tục tại 1 cơ quan và nhận 1 kết quả duy nhất. Bên cạnh đó thay vì yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai ở nhiều nơi như trước đây thì hiện nay toàn bộ quy trình này sẽ được thực hiện qua mạng điện tử.
Vậy cần cắt giảm những quy định nào trong liên quan đến đăng ký doanh nghiệp ??
– Một là, là cần bãi bỏ thông báo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp. Vì thủ tục báo cáo này không còn cần thiết do không rõ mục tiêu quản lý nhà nước. Vì trên thực tế, các công ty sẽ công bố công khai các thông tin này ngay cả khi luật không yêu cầu. Hơn nữa thông tin này không có ý nghĩa về quản lý nhà nước, vì đây là các thông tin về nội bộ doanh nghiệp. Do đó, việc bãi bỏ thủ tục này chính là cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
– Hai là, bãi bỏ các thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu cũng như trao quyền cho doanh nghiệp sẽ có nhiều tác động tích cực, vì ngoài việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp ra còn góp phần giảm thiểu tranh chấp nội bộ của doanh nghiệp.
Cụ thể, rất nhiều tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp không thể giải quyết dứt điểm do con dấu bị chiếm giữ bởi một bên, khiến doanh nghiệp không thể làm dấu mới, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các bên tranh chấp, mà còn gây ra sự ngưng trệ hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Do đó, việc cải cách triệt để về dấu, chính là trao toàn quyền cho doanh nghiệp quyết định về dấu sẽ giúp giảm thiểu các hậu quả phát sinh từ cách thức quản lý dấu hiện nay.
– Ba là, bãi bỏ những thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ. Vì luật không có quy định về điều kiện, lý do từ chối việc chào bán cổ phần riêng lẻ nên các cơ quan đăng ký kinh doanh thường không phản hồi đối với trường hợp này. Và đến nay luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định này.
– Bốn là, bỏ yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy để đối chiếu. Việc làm này sẽ khuyến khích hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng được sử dụng nhiều hơn, cũng như những thủ tục linh hoạt, nhanh chóng, đáp ứng tình hình thực tiễn của doanh nghiệp cao hơn.
– Năm là, bỏ bớt những yêu cầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm liên tiếp, vì việc này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và tạo điều kiện tăng tỷ lệ các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau đại dịch nhiều hơn.
Nếu còn thắc mắc gì thêm những vấn đề trên bạn có thể liên hệ với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.