Không ít trường hợp các doanh nghiệp khi trao đổi mua bán hàng hóa xảy ra tình trạng xuất hóa đơn sai giá và thuế ảnh hưởng đến quyền lợi của hai bên cũng như vi phạm các quy định của pháp luật.
Cách để xử lý khi doanh nghiệp xuất hóa đơn sai giá và thuế
Một câu chuyện có thật tại một doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM, được biết doanh nghiệp này tìm đến ACC PRO để tư vấn về vấn đề mà mình đang gặp phải cụ thể như sau: ” Ngày 7, 8, 9/2/2022, bên bán có cung cấp dịch vụ và xuất cho bên mua 6 hóa đơn GTGT với tổng giá trị hóa đơn trong từng ngày dưới 20 triệu đồng và bên mua cũng đã thanh toán bằng tiền mặt cho bên bán.
Tuy nhiên, đến ngày 12/4/2022 thì bên mua đã phát hiện 6 hóa đơn trên xuất sai đơn giá và thuế suất nhưng bên bán đã kê khai thuế, nên bên bán đã xuất hóa đơn để điều chỉnh giảm 6 hóa đơn trên về 0 đồng cũng như xuất bổ sung 6 hóa đơn mới để đúng đơn giá và thuế suất dù tổng tiền của 6 hóa đơn trên là không đổi. Nhưng có một điều khó hiểu đó là 6 hóa đơn mới này lại được xuất trong cùng ngày 12/4/2022.
Vậy bên mua có cần phải thanh toán rồi chuyển khoản cho 6 hóa đơn xuất bổ sung kia để lấy lại khoản tiền mặt trước đã thanh toán để được khấu trừ và tính chi phí hợp lý hay không?
ACC PRO xin được giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp trên như sau: Trường hợp công ty mua dịch vụ vào các ngày 7, 8, 9/2/2022 với cùng một nhà cung cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và đã nhận được hóa đơn GTGT với giá trị từng lần hoặc tổng giá trị trên các hóa đơn trong cùng một ngày khi có giá trị dưới 20 triệu đồng và giá đã bao gồm thuế GTGT và doanh nghiệp cũng đã thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt cho bên nhà cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế GTGT cũng như tính vào chi phí được trừ chi phí dịch vụ trên các hóa đơn này.
Doanh nghiệp không cần phải thanh toán lại khi xuất hóa đơn sai về giá và thuế
Theo như trường hợp vào ngày 12/4/2022 bên nhà cung cấp dịch vụ phát hiện các hóa đơn có sai sót về đơn giá và thuế suất nhưng tổng thanh toán không thay đổi thì người cung cấp dịch vụ đã thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót như sau:
Người cung cấp dịch vụ cần xuất điều chỉnh các hóa đơn sai sót về 0 đồng cũng như xuất bổ sung các hóa đơn mới để thay thế cho các hóa đơn đã lập có sai sót để dẫn đến việc tổng thanh toán trên các hóa đơn thay thế trong ngày đó có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì doanh nghiệp không cần thực hiện thanh toán qua ngân hàng tổng số tiền trên các hóa đơn điện tử thay thế này, vì đây là thủ tục về xử lý hóa đơn có sai sót không phải trường hợp mua dịch vụ mới của một nhà cung cấp trong cùng một ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng theo quy định của pháp luật
Còn về thủ tục xử lý hóa đơn vì đã lập có sai sót đề nghị doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ nên nghiên cứu kỹ hơn về các quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính cũng như Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 do Bộ Tài chính ban hành để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật.
Ngoài ra. Cục Thuế cũng hướng dẫn thêm cho doanh nghiệp nếu gặp phải tình trạng tương tự như trên đó là. Trong quá trình doanh nghiệp thực hiện nếu có bất kỳ điều gì vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế khu vực mình đang kinh doanh để được hướng dẫn và giải đáp chi tiết hơn, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tìm đến ACC PRO để tư vấn để được hỗ trợ nhanh chóng hơn.