Dù việc thành lập doanh nghiệp không khó nhưng không phải ai cũng được nhà nước cho phép mở công ty riêng để kinh doanh trong đó có cán bộ công nhân viên chức nhà nước.

Vậy cán bộ viên chức nhà nước có được thành lập doanh nghiệp ??

ACC PRO biết, hiện nay, nhiều người khi có vốn và năng lực thường sẽ muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu rõ, các cá nhân, tổ chức được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng trừ các đối tượng sau đây:

thành lập doanh nghiệp

  1. Cơ quan Nhà nước, đơn vị quân đội, công an dùng tài sản Nhà nước thành lập doanh nghiệp nhằm thu lợi riêng cho cơ quan mình.
  2. Cán bộ, công chức, viên chức.
  3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng… trong quân đội, công an trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước.
  4. Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  5. Người chưa thành niên, bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự; khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  6. Tổ chức không có tư cách pháp nhân; Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực theo Bộ luật Hình sự.
  7. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định…
  8. Căn cứ quy định này, viên chức thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Lý giải cho việc quy định này, có thể xem xét đến hai nguyên nhân:
  9. Viên chức cũng như công chức, cán bộ, có thể là người quản lý hoặc trực tiếp làm công việc liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Do đó, quy định không cho viên chức thành lập doanh nghiệp sẽ là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.
  10. Nếu viên chức vừa làm người quản lý, làm việc trực tiếp vừa là người kinh doanh sẽ dễ có tiêu cực, thậm chí có thể biến doanh nghiệp đó thành “sân sau” của viên chức để thu lợi bất chính.

Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức quy định, quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian thì công nhân viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Theo quy định này, có thể thấy, viên chức chỉ được quyền góp vốn mà không được quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như hợp tác xã, bệnh viện tư.

Cũng theo như  quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp được định nghĩa là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Nội dung ở trên cũng được nêu tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Cụ thể, viên chức không được thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh…). Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định, viên chức không được làm giám đốc doanh nghiệp.

thành lập doanh nghiệp

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì viên chức vừa không được thành lập doanh nghiệp vừa không được làm giám đốc (quản lý, điều hành) doanh nghiệp để tránh tham nhũng, tiêu cực có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.