Hóa đơn đỏ là loại hóa đơn mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm khi thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa hay dịch vụ. Vậy, loại hóa đơn này có vai trò gì và cách tính hóa đơn đỏ 2022 ra sao?

Tìm hiểu về hóa đơn đỏ và cách tính hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn là loại các loại chứng từ được những người thực hiện quá trình bán hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ lập nên và ghi nhận các thông tin bán hàng hóa nhằm mục đích cung ứng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Hiểu theo cách khác, người bán hay người cung cấp dịch vụ sẽ phải là người xuất hóa đơn cho người mua hàng hoặc người sử dụng dịch vụ.

Hóa đơn đỏ còn có cách gọi khác là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn GTGT), hóa đơn VAT (Value Added Tax).  Đây chính là một trong những loại hóa đơn chính thức được Bộ tài chính Việt Nam ban hành.

cách tính hóa đơn đỏ 2021 - 1

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT – thuế VAT) là một loại thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và các dịch vụ bị phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Thuế GTGT sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước dựa theo các mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của người dân. Thuế GTGT được ghi trên hóa đơn đầu vào gọi là thuế GTGT đầu vào. Còn đối với thuế GTGT được ghi trên hóa đơn đầu ra khi bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng được gọi là thuế GTGT đầu ra.

Trong vòng một tháng, nếu như thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế cho Nhà nước tương đương với phần chênh lệch đó.

Hóa đơn GTGT được áp dụng cho doanh nghiệp để kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động bao gồm:

  • Bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ trong nội địa.
  • Hoạt động vận tải quốc tế.
  • Xuất vào khu phí thuế quan cùng với các trường hợp như: xuất khẩu.
  • Xuất khẩu các loại hàng hóa dịch ra nước ngoài.

cách tính hóa đơn đỏ 2021

Quy định về xuất hóa đơn đỏ

Khi xuất hóa đơn đỏ, ta cần phải lưu ý các yếu tố sau đây để tránh các sai sót:

  • Nội dung được viết trên hóa đơn phải đảm bảo liên tục, không ngắt quãng, không viết chồng, đè chữ lên nhau và gạch chéo phần còn trống.
  • Nội dung đã thể hiện trên hóa đơn đỏ thì không được tẩy sửa, xóa và phải có cùng một loại mực.
  • Hóa đơn đỏ thể hiện giá trị hàng hóa hoặc giá trị của dịch vụ cung cấp cho người mua, trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ về các thông tin của hai bên mua và bán như: tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán hàng và người mua hàng (nếu có), danh mục hàng hóa, ngày giao dịch, tổng giá trị của hàng hóa, giá trị tính thuế GTGT, thuế suất GTGT, giá trị thuế GTGT.
  • Người viết phải kẹp 3 liên viết cùng lúc, nội dung trên các liên tuyệt đối phải đồng nhất, không được phép viết tách riêng từng liên một.
  • Số hóa đơn lập phải liên tục, từ số nhỏ cho tới số lớn.
  • Ngày/tháng/năm ghi trên trên hóa đơn được tính từ thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ngay sau khi hoàn thành việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mua.
  • Hình thức thanh toán hóa đơn có thể là bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Cách tính hóa đơn đỏ – [cập nhật cách tính hóa đơn đỏ 2022]

Thực chất, cách tính hóa đơn đỏ chính là cách tính thuế GTGT phải nộp. Đối với doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật người ta sẽ áp dụng phương pháp khấu trừ thuế để tính thuế GTGT – Nhận Tư Vấn Ngay

Phương pháp này được tính như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. 

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất x Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ

Trên đây là một số chia sẻ về hóa đơn đỏ cũng như cách tính hóa đơn đỏ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Tham khảo thêm: 6 BƯỚC GIÚP DOANH NGHIỆP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.