Kế toán là một ngành nghề khá phổ biến và thu hút rất nhiều người học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực này. Đối với mỗi kế toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán là loại chứng chỉ vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong bài viết sau đây, ACCPRO sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như các quy định về chứng chỉ hành nghề kế toán.

QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN

 

Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là gì?

Chứng chỉ hành nghề kế toán (hay còn gọi là CPA) là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài Chính cấp sau khi kế toán viên đã trải qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. Đây là cơ sở để nhà tuyển dụng xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên trong quá trình tuyển dụng nhân sự.

Người dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán cần phải đạt tối đa 5 điểm với các môn sau:

– Thuế và quản lý thuế nâng cao.

– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.

– Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.

– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

Trung bình thời gian thi mỗi môn viết sẽ là 180 phút, còn với môn ngoại ngữ thời gian thi sẽ là 120 phút.

Chứng chỉ hành nghề kế toán dùng để làm gì?

Trong một doanh nghiệp, kế toán viên có thể có hoặc không có chứng chỉ hành nghề, tuy nhiên nếu muốn hoạt động trong ngành kinh doanh dịch vụ kế toán thì chứng chỉ hành nghề kế toán là thứ không thể thiếu, đặc biệt là trong thời kỳ dịch vụ thuê kế toán viên trở nên nở rộ bởi dịch vụ này tiết kiệm chi phí và tiện lợi.

Khi có chứng chỉ hành nghề kế toán, ứng viên sẽ chứng minh được năng lực và sự chuyên nghiệp của mình trong lĩnh vực kế toán và có đủ tính thuyết phục để doanh nghiệp, công ty tuyển dụng.

Chứng chỉ hành nghề kế toán giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động của các cá nhân hành nghề kế toán hiện nay và khi đã có chứng chỉ, cá nhân có thể tự tìm một công việc kế toán tại một doanh nghiệp hoặc chủ động mở doanh nghiệp cung ứng về dịch vụ kế toán.

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN

Đối tượng nào bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA)

Có bằng CPA chứng tỏ kỹ năng và hiểu biết của kế toán đã được kiểm tra và chứng minh bởi một tổ chức độc lập. Vì bằng CPA đòi hỏi kiến thức sâu về kế toán tài chính, quản lý chi phí, kiểm toán và các nguyên tắc kế toán quốc tế.

Người có bằng CPA sẽ có kiến thức chuyên sâu và có khả năng áp dụng các nguyên tắc kế toán phức tạp vào công việc hàng ngày. Điều này giúp đảm bảo việc làm sổ sách kế toán giúp đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp lý và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Ngoài ra việc có CPA giúp kế toán tuân thủ quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý thuế và các bên liên quan khác.

Những đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán như kế toán trưởng, người được thuê làm sổ sách kế toán, kế toán viên trong các doanh nghiệp kế toán, chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.

Điều kiện để dự thi chứng chỉ kế toán

Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về việc quản lý, thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán, điều kiện để dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán như sau:

1. Điều kiện về đạo đức nghề nghiệp

Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.

2. Điều kiện về bằng cấp

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: tài chính, kế toán, phân tích hoạt động tài chính, thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;

Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

3. Điều kiện về thời gian làm việc thực tế

– Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng. Thời gian tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.

– Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Đại Lý Thuế ACCPRO

Trên đây là các thông tin liên quan đến Chứng chỉ hành nghề kế toán và những quy định mà kế toán cần phải biết để chuẩn khi làm công việc này. Nếu bạn đang thắc mắc hay cần tư vấn thêm thì đừng ngại liên hệ ngay với ACCPRO để được giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.