Nguyên tắc đánh thuế theo pháp luật ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống thuế của doanh nghiệp nói riêng và cả một quốc gia nói chúng. Do đó việc nắm chắc những nguyên tắc này luôn có lợi cho doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp mới thành lập.
Các nguyên tắc đánh thuế của nhà nước mà doanh nghiệp phải nắm
Có 4 nguyên tắc đánh thuế là những nguyên tắc cơ bản trong đánh thuế doanh nghiệp cần phải được tuân thủ trong việc ban hành pháp luật, tổ chức và quản lý thu thuế:
1. Nguyên tắc đánh thuế 2 lần
Nguyên tắc đánh thuế này phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần. Khi ban hành một loại thuế cần tránh tình trạng thuế chồng lên thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật thuế của một quốc gia phải “bóc tách” những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước.
2. Nguyên tắc đánh thuế công bằng
Đây là nguyên tắc được hiểu là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Tính công bằng vẫn được đảm bảo trong cả trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, thể hiện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng. Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau và những đối tượng khi có đủ điều kiện để được khuyến khích, ưu đãi về thuế cũng được hưởng sự đối xử tương ứng.
3. Nguyên tắc đánh thuế đảm bảo
Nguyên tắc đánh thuế này luôn phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồng thời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lý thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép. Cũng như những văn bản pháp luật khác, văn bản pháp luật về thuế khi được ban hành cần phải rõ ràng, dễ hiểu để các đối tượng có liên quan dễ dàng thực hiện, nhất là việc quy định về các loại thuế và cách tính thuế. Đồng thời, khi ban hành một loại thuế cũng cần phải cân nhắc và tính toán đến mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính chi trả cho việc thu và quản lý thuế. Tránh không được để xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuế thu được.
4. Nguyên tắc lợi ích
Nguyên tắc này đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Việc đánh thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo người nộp thuế không phải nộp số thuế quá lớn.
Quý doanh nghiệp thấy đấy, không có chủ thể nào muốn đóng số tiền thuế lớn vào ngân sách Nhà nước, nên nếu như việc thu thuế quá lớn thì sẽ gây áp lực cho doanh nghiệp và từ đó dẫn đến tình trạng trốn thuế. Khi người chịu thuế trốn thuế thì nguồn thu ngân sách Nhà nước không đảm bảo, lại không đủ vốn để thực hiện các hoạt động chi tiêu cần thiết cho hoạt động của Bộ máy Nhà nước cũng như thực hiện nhiệm vụ công.
Thuế giống như mối quan hệ tác động hai chiều giữa doanh nghiệp chịu thuế và Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các khoản nộp thuế, mức thuế suất hợp lý nhất dựa trên tiêu chí tính những gì doanh nghiệp phải đóng góp chứ không phải tính những gì dân có thể đóng.
Và rõ ràng không thể phủ nhận rằng việc hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp chịu thuế và Nhà nước là một vấn đề không hề dễ dàng và gây nhức đầu cho các nhà lập pháp, hành pháp trên thực tế.