Đối với hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nộp các lệ phí theo đúng với quy định pháp luật ban hành. Vậy, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp bao gồm những loại thuế nào? Xin mời các bạn hãy cùng Acc Pro tìm hiểu sâu hơn ngay trong bài viết sau đây nhé!

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài hay còn gọi là thuế môn bài. Là một trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp hiện nay. Căn cứ vào Nghị định 139/2016/NĐ-CPThông tư 302/2016/TT-BTC lệ phí môn bài được hiểu như sau:

Đây là loại thuế được quy định nộp hằng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Lệ phí môn bài là một loại sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào Giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. 

Thời gian nộp lệ phí môn bài chậm nhất sẽ vào ngày 30 tháng 1 dương lịch. Đối với những doanh nghiệp thành lập sau ngày 24/01 năm 2020 không cần phải đóng lệ phí môn bài năm đầu tiên. 

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

 

Theo khoản 1 Điều 4 của Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp sẽ được tuân thủ như sau:

 

STT

Đối tượng nộp

Mức thu

1

Các tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên 3.000.000 VNĐ/NĂM

2

Các tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư nhỏ hơn 10 tỷ 2.000.000 VNĐ/NĂM

3

Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh hạch toán phụ thuộc 1.000.000 VND0/NĂM

 

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu đánh trực tiếp vào khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông và sau đó đến tay người dùng cuối. Đây cũng là một trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp phổ biến nhất hiện nay. 

Hiện tại, theo pháp luật hiện hành thuế GTGT được tính theo 2 phương pháp: Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ. Tùy vào nhóm đối tượng kê khai GTGT theo phương pháp nào thì sẽ áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp đó. 

Thời hạn kê khai thuế GTGT sẽ được kê khai theo tháng hoặc theo quý:

  • Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng: hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó
  • Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý: hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó.

Lưu ý, hạn nộp của thuế GTGT sẽ trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT. 

Tham khảo thêm: Cách tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

 

Đây là một trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Thuế sẽ trực thu dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Và người nộp thuế cũng đồng thời là người chịu thuế.

Theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính: Doanh nghiệp chỉ cần tính ra số tiền tạm nộp dựa trên kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời hạn tính số tiền nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ thuế. 

Quyết toán thuế TNDN: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN diễn ra chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Cách tính thuế TNDN phải nộp:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) X Thuế suất

Trong đó, 

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển) 

Trong đó,

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Khoản thu nhập khác

Thuế suất của thuế TNDN:

  • Với mức thuế suất 20%: áp dụng trên tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. 
  • Với mức thuế suất 32-50%: áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tìm kiếm, khai thác dầu khí và các tài nguyên quý hiếm của Việt Nam. 
  • Với mức thuế suất 50%: áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiểu một cách đơn giản là khoản tiền thuế mà các cá nhân phải nộp được trích trong phần tiền lương hoặc các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi tính các khoản được giảm trừ đi. 

Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Chỉ trừ các doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập thì không cần phải khai quyết toán thuế TNCN. Nếu không thì doanh nghiệp trả thu nhập sẽ phụ trách khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động trước khi trả thu nhập và thực hiện kê khai, nộp tiền thuế theo đúng quy định pháp luật.

Có 2 đối tượng cần nộp thuế TNCN: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC việc khấu trừ được thực hiện theo quy định sau:

  • Đối với cá nhân không cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên sẽ khấu trừ 10% trước khi trả thu nhập với tổng mức chi từ 2.000.000 đồng trở lên.
  • Đối với thuế TNCN không cư trú sẽ khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập. 

Về thời hạn kê khai và nộp thuế TNCN

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. 
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là 30 ngày của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. 
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
  • Thời hạn nộp thuế TNCN chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế từng lần phát sinh, quý, quyết toán thuế.

Trên đây là các loại thuế doanh nghiệp phải nộp hiện nay. Ngoài ra, tùy thuộc vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất đặc thù khác các doanh nghiệp sẽ có thể nộp các loại thuế như: Thuế xuất khẩu nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,…

Nếu quý doanh nghiệp bạn có những vướng mắc về các dịch vụ thuế có thể chia sẻ cùng với Acc Pro, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cho bạn nhanh chóng, góp phần mang lại sự tiện ích cho doanh nghiệp của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.