Với những doanh nghiệp mới thành lập thì việc phải phân việc các loại thuế cần phải nộp là việc làm hết sức quan trọng để không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng phân biệt được nếu như kế toán thuế không chuyên nghiệp cũng như trình độ không vững.
Hơn ai hết, ACC PRO hiểu được khó khăn này của doanh nghiệp nên trong giới hạn nội dung của bài viết này ACC PRO sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt một cách nhanh nhất các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Cùng theo dõi nhé.
Cách để doanh nghiệp mới thành lập phân biệt được thuế Môn bài
Theo đó, thuế môn bài được nhà nước tiến hành thu vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý DN.
Cách để doanh nghiệp mới thành lập phân biệt được thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Trước tiên doanh nghiệp cần hiểu đó là thuế giá trị gia tăng chính là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng hiện nay phải chịu thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp chính là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.
Cách để doanh nghiệp mới thành lập phân biệt được thuế tiêu thụ đặc biệt
Giống như hai loại thuế trên, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chính là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu.
Đối tượng phải chịu thuế thu đặc biệt hiện nay chính là kinh doanh dịch vụ, 1 số sản phẩm và 1 số mặt hàng nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng nộp thuế : đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB. Mối mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa.
Cách để doanh nghiệp mới thành lập phân biệt được thuế xuất nhập khẩu
Hiểu một cách đơn giản về thuế Xuất nhập khẩu đó là một loại thuế trực thu và được tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng phải chịu thuế nhập khẩu là các hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất nhập khẩu.
Cách để doanh nghiệp mới thành lập phân biệt được thuế thu nhập doanh nghiệp
Có lẽ đây là loại thuế mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, theo đó thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chính là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Tất nhiên rồi đối tượng nộp thuế này là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.
Cách để doanh nghiệp mới thành lập phân biệt được thuế tài nguyên
Loại thuế mà doanh nghiệp cần phân biệt tiếp theo đó là thuế tài nguyên, đây là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quy định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác như vật liệu xây dựng tự nhiên.
Đối tượng phải nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo quy định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá quy định của Nhà nước.
Cách để doanh nghiệp mới thành lập phân biệt được thuế trước bạ
Cuối cùng là thuế trước bạ, đây là loại thuế mà mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó.
Doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản rằng, khi ai đó muốn đi đăng ký quyền sở hữu tài sản của mình thì thường sẽ phải nộp thêm một khoản phí gọi là phí trước bạ cho cơ quan mà họ tới đăng ký. Ví dụ như khi bạn mua xe máy thì bắt buộc phải nộp lệ phí trước bạ để có thể đăng ký quyền sở hữu xe.
Nếu bài viết này thật sự có ích đừng quên lưu lại để chia sẻ cho người mà bạn nghĩ họ rất cần nhé !!