Kiểm toán báo cáo tài chính là việc làm rất quan trọng và cần thiết để chứng thực lại một lần nữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp sau một năm kinh doanh thành hay bại.
Vậy kiểm toán báo cáo tài chính là gì và có lợi ích như thế nào với doanh nghiệp ??
Hiểu một cách đơn giản thì kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin bằng chứng kiểm toán để đánh giá về báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm mục đích đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán so với các chuẩn mực đang áp dụng.
Các đối tượng cần kiểm toán báo cáo tài chính đó là thông tin kinh doanh tổng quát và chi tiết cũng như luồng tiền của doanh nghiệp. Ngoài ra các đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính còn cung cấp các thông tin của doanh nghiệp về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng, giá vốn…cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Và vai trò quan trọng của kiểm toán báo cáo tài chính đó là tăng cường tính trung thực và hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán trong doanh nghiệp
3 bước quan trọng để kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Để có thể thực hiện được việc kiểm toán báo cáo tài chính mang tính trung thực và hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán thì phải đảm bảo 3 bước trong quy trình kiểm toán dưới đây:
=> Bước 1 là lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý
Kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính phải bao gồm thời gian dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Trong quá trình này, bắt đầu từ thư mời kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng kiểm toán và thống nhất kế hoạch chung.
Kiểm toán viên phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ. Từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.
=> Bước 2 là thực hiện việc kiểm toán
Khi bắt đầu thực hiện việc kiểm toán các kế toán viên sẽ sử dụng các phương pháp thích hợp với từng đối tượng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Quá trình này là việc triển khai các kế hoạch, chương trình kiểm toán. Nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính dựa vào các bằng chứng kiểm toán.
Trong bước này các kiểm toán viên cũng thực hiện các thủ tục kiểm toán như thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau.
=> Bước 3 là tổng hợp, kết luận và đưa ra ý kiến kiểm toán sau cùng
Sau khi hoàn thành đầy đủ 2 bước quan trọng ở trên thì trong bước 3 cũng như bước cuối này các kiểm toán viên sẽ tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị. Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc…
Các kiểm toán viên đồng thời cũng phải có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến: Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần gồm có ba dạng là: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ, Ý kiến kiểm toán trái ngược, và từ chối đưa ra ý kiến.
Nếu có khó khăn trong quá trình lập báo cáo tài chính bạn có thể nhanh chóng liên hệ với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ ngay khi kiểm toán viên nhận ra được các sai sót không đáng có trong báo cáo của doanh nghiệp.