Nếu không may bị phạt và truy thu thuế sau khi cơ quan thuế tiến hành thanh tra thì quý doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành những công việc này ngay sau đó nhé.

thanh tra thuế

Doanh nghiệp cần làm gì sau khi có quyết định xử phạt từ thanh tra thuế ??

Nếu trong năm 2022 này doanh nghiệp của bạn bị thanh tra thuế thì bộ phận kế toán thuế phải tiến hành việc hạch toán kế toán các bút toán truy thu và phạt trước khi làm báo cáo tài chính, cụ thể thì căn cứ vào Điều 6, khoản 2, điểm 2.36 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định những quyết định truy thu thuế, phạt thuế đều là những sai sót trọng yếu, liên quan tới các kỳ trước.  

Và theo như chuẩn mực kế toán, những khoản truy thu, phạt thuế sẽ được điều chỉnh vào số dư đầu kỳ của tài sản cũng như các khoản nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của năm đó tức năm bị thanh tra thuế. Vậy thì số dư đầu kỳ của năm hiện tại cũng chính là số đúng nhất sau khi đã điều chỉnh những số liệu bị truy thu hay bị phạt từ những năm trước.

=> Như vậy khi doanh nghiệp của bạn phải nộp tiền thuế, cũng như phải hạch toán theo bút toán như sau:

– Khi doanh nghiệp nhận được thông báo nộp phạt:

+ Nợ TK 811: Chi phí khác

+ Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp

– Nộp tiền phạt

+ Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp

+ Có TK 111/112

– Cuối kỳ kết chuyển:

+ Nợ TK 911

+ Có TK 811

Tuy nhiên về bản chất, hạch toán vào TK 811 hay 4211 đều sẽ làm giảm lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp. Nhưng nếu hạch toán vào TK 4211 là giảm lãi của năm trước và hạch toán vào TK 811 là giảm lãi của năm đang bị thanh tra thì sẽ cần hạch toán cụ thể từng trường hợp như sau:

thanh tra thuế

1- Hạch toán vào TK 4211

– Hạch toán số thuế phải truy thu thêm

+Thuế GTGT truy thu thêm:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp truy thu thêm:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp

2 – Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm:

+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ hiện tại

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

+  Trường hợp do công ty trả

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

+ Khi nộp tiền thuế truy thu thêm:

Nợ TK 3331, 3334, 3335

Có TK 111, 112

+ Điều chỉnh số trích KH TSCĐ

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

3 – Hạch toán vào TK 811

– Hạch toán số thuế phải truy thu thêm: Nếu như trong trường hợp Công ty bị truy thu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp thì tại thời điểm nhận được quyết định xử lý truy thu, doanh nghiệp cần hạch toán

+ Hạch toán tiền Thuế GTGT truy thu:

Nợ TK 811 – Chi phí khác.

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

+ Hạch toán tiền Thuế TNDN truy thu:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN

 Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.

+ Khi nộp tiền thuế:

Nợ 3331, 3334

Có 111,112

– Hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế

+ Khi nhận quyết định xử lý:

Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK  3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp

+ Khi nộp tiền phạt:

Nợ  TK  3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp

Có TK 111/112.

thanh tra thuế

Quý doanh nghiệp lưu ý, tất cả những trường hợp đã điều chỉnh bên trên doanh nghiệp không cần lập lại sổ sách kế toán, cũng như không cần lập lại tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, và tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.

 Và vào cuối năm tài chính khi tiến hành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì công ty bạn chỉ cần bỏ đi phần chi phí không được tính vào phần chi phí hợp lý được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trên tờ khai quyết toán theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu vẫn còn thắc mắc thêm về những vấn đề trên bạn có thể liên hệ ngay với ACC PRO để được tư vấn kỹ hơn cũng như được hỗ trợ nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.