Có thể nói báo thuế và báo cáo tài chính là hai tài liệu đặc biệt quan trọng với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, vậy có bao giờ quý công ty tự hỏi hai loại này thì có gì khác nhau không ??

báo cáo tài chính

Vậy báo cáo tài chính khác gì báo cáo thuế ??

Quý doanh nghiệp biết đấy, báo cáo tài chính và báo cáo thuế chính là hai loại văn bản vô cùng quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp. Vì chúng bao gồm rất nhiều giấy tờ quan trọng trong đó để kế toán có thể tổng hợp lại trước khi nộp cho cơ quan nhà nước.

Theo đó chúng ta có thể gọi chung hai loại báo cáo này báo cáo thuế tài chính, thông thường thì báo cáo thuế tài chính được hiểu là những hoạt động kê khai các loại giấy tờ hóa đơn thuế GTGT đầu vào có phát sinh khi mua hàng. Ngoài ra báo cáo thuế tài chính còn là tài liệu phản ánh thuế GTGT đầu ra được thể hiện qua các hóa đơn dịch vụ.

Do đó có thể nói báo cáo thuế tài chính là cầu nối quan trọng để các cơ quan có trách nhiệm có thể quản lý nắm bắt các hoạt động lớn của doanh nghiệp. Người chịu trách nhiệm cho việc lập báo cáo thuế tài chính của doanh nghiệp phải là người nắm rõ được các quy định của pháp luật có liên quan đến báo cáo thuế tài chính như thời hạn nộp tờ kê khai thuế, hay các loại giấy tờ trong báo cáo, và thời hạn nộp tiền thuế.

Hiện nay các loại báo cáo thuế tài chính của doanh nghiệp nộp lên cho các cơ quan nhà nước sẽ bao gồm những hệ thống các bảng biểu quan trọng nhất của doanh nghiệp dùng để mô tả về tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm. Trên báo cáo tài chính thuế sẽ thể hiện tình hình các loại tài sản, cũng như nguồn vốn và các khoản nợ phải thu, phải trả. Đồng thời trên báo cáo tài chính thuế còn thể hiện được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính thuế sẽ trình bày một cách trực quan nhất khả năng sinh lời, cũng như thực trạng hoạt động và tổng hợp tình hình tài chính cho doanh nghiệp của mình. Những người có thể quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp là nhà cho vay hay các cơ quan thuế, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.

báo cáo tài chính

Ý nghĩa của báo cáo tài chính thuế trong thời đại ngày nay 

Có thể nói báo cáo tài chính thuế có rất nhiều ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp, cụ thể như: Chúng phản ánh đầy đủ tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như các khoản công nợ và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính thuế còn giúp các cơ quan chức năng cũng như các bộ phận liên quan đến đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chúng còn giúp cho việc giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp được chặt chẽ hơn. Cũng như khả năng huy động vốn và được báo cáo thể hiện chi tiết nhất.

Từ những số liệu trên báo cáo tài chính thuế thì doanh nghiệp có thể đánh giá cũng như đề ra phương hướng xây dựng kinh tế và kỹ thuật cho mình. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như sử dụng vốn. Sau cùng là thông qua báo cáo tài chính thuế, đơn vị kiểm toán còn có thể đánh giá được khả năng tiềm tàng các rủi ro của doanh nghiệp. Chính vì thế mà doanh nghiệp có thể đề ra những phương hướng giải quyết chính xác để khắc phục các “lỗ hổng này trước khi quá muộn.

Nhìn chung thì báo cáo tài chính và báo cáo thuế sẽ giống nhau về hình thức và ý nghĩa nhưng về chi tiết bên trong sẽ có những điểm khác nhau cụ thể như:

ĐIỂM SO SÁNH BÁO CÁO THUẾ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
– Doanh thu khớp với báo cáo tài chính nội bộ thực tế
– Công nợ phải thu khách hàng Phản ảnh chuẩn xác công nợ phải thu khách hàng Phản ánh nợ phải thu gấp đôi nợ phải trả
– Thuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp lỗ sẽ không có chỉ tiêu thuế TNDN Có chỉ tiêu thuế TNDN vì bắt buộc lãi
– Lợi nhuận Lợi nhuận của BC thuế thể hiện lỗ, lãi theo theo năm thành lập của doanh nghiệp đó
Lợi nhuận bắt buộc phải lãi 10% và 15% của doanh thu
– Báo cáo tài chính
  1. Cân đối kế toán
  2. Kết quả kinh doanh
  3. Lưu chuyển tiền tệ
  4. Thuyết minh BCTC.
  1. Cân đối kế toán
  2. Kết quả kinh doanh
  3. Lưu chuyển tiền tệ
– Số lần lập báo cáo tài chính 01 lần, kỳ hạn là 30/03/N + 1. Khi có các chứng từ, nghiệp vụ phát sinh.
– Công nợ phải trả cho các nhà cung cấp Phản ánh công nợ thực tế trên sổ sách
Phản ánh công nợ phải trả cho các nhà cung cấp
– Tiền mặt Khớp với hóa đơn chứng từ sổ sách doanh nghiệp
Thể hiện số tiền ít phù hợp phụ thuộc vào từng doanh nghiệp
– Hàng tồn kho Thể hiện số lượng hàng tồn kho thực tế
Số lượng hàng tồn kho bằng ½ công nợ phải thu

báo cáo tài chính

ACC PRO hy vọng thông qua bài viết này quý doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về sự tượng đồng và khác nhau của hai loại hồ sơ quan trọng nhất của doanh nghiệp và báo cáo tài chính và báo cáo thuế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.