Có tổng cộng 10 loại thuế doanh nghiệp bắt buộc phải nộp theo pháp luật Việt Nam hiện hành, do đó dù là doanh nghiệp mới thành lập hay đã đang và hoạt động lâu năm và mức đóng của 10 loại thuế này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và những phát sinh thực tế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

thuế doanh nghiệp

10 loại thuế doanh nghiệp Việt Nam phải nộp

1 – Thuế môn bài 

Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.

Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo Mức như sau:
  • Bậc 1 – Vốn đăng ký – Trên 10 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 3 Triệu đồng.
  • Bậc 2 – Vốn đăng ký – Từ 5 đến 10 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 2 Triệu đồng.
  • Bậc 3 – Vốn đăng ký – Từ 2 đến dưới 5 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 1.5 Triệu đồng.
  • Bậc 4 – Vốn đăng ký – Dưới 2 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 1 Triệu đồng.

2 – Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu và bắt buộc doanh nghiệp phải đóng khi đăng ký hoạt động kinh doanh.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, mức thuế suất thuế TNDN là 20% hoặc là 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng DN.
  • Tổng DT năm trước liền kề: Từ 20 tỷ trở xuống >>> Mức thuế suất thuế TNDN: 20%.
  • Tổng DT năm trước liền kề: Trên 20 tỷ >>> Mức thuế suất thuế TNDN: 22%.

3 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tuỳ vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế GTGT, mà DN có cách tính thuế GTGT khác nhau. Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT như sau:

  • Mức thuế 10% VAT.
  • Mức thuế 5% VAT.
  • Mức thuế 0% VAT.
Đối với Doanh Nghiệp kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ: Phần trăm (%) trên Doanh Thu, (được quy định chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013).
thuế doanh nghiệp

4 – Thuế xuất nhập khẩu (XNK)

Mức thuế XNK thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế XK chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là TNTN như:  Gạo, Khoáng sản, Lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%.
Thuế XNK được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động XNK hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

5 – Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thuế TNCN theo quy định Pháp Luật về  thuế TNCN. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai thuế TNCN cho các nhân viên của mình.
Từ ngày 1/7/2013 thu nhập trên 9 triệu mới phải chịu thuế TNCN. Biểu thuế TNCN toàn phần áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:
  • Thu nhập cá nhân nhận được từ lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%.
  • Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.

5 loại thuế doanh nghiệp Việt Nam phải nộp còn lại sẽ được ACC PRO chia sẽ trong phần tiếp theo, bạn nhớ theo dõi và đừng bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào trong phần tiếp theo nhé vì ACC PRO tin nó rất hữu ích với bạn và doanh nghiệp mình đấy.

Là người làm trong lĩnh vực kế toán – thuế lâu năm Lụa tin việc tìm cho mình một đơn vị có chuyên môn như ACC PRO đây để hỗ trợ quý doanh nghiệp kiểm tra và kê khai lại các loại giấy tờ thuế quan trọng là việc nên làm và ưu tiên hàng đầu trong những tháng đầu năm 2021 này.

thuế doanh nghiệp

Lụa tin mình và ACC PRO có thể giải quyết mọi vấn đề về kế toán – thuế mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải !!

Mọi tư vấn về kế toán – thuế tại ACC PRO là miễn phí đến khi quý doanh nghiệp đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ kế toán trọn gói của chúng tôi !!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.