Hiện nay, bằng sáng chế không còn là một định nghĩa xa lạ đối với xã hội và trở thành một đối tượng quan trọng cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các cá nhân, tổ chức đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu và giảm thiểu được rủi ro không đáng có.
Sáng chế là gì? Bằng sáng chế là gì?
Sáng chế là gì?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế là một đối tượng quan trọng và được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên được gọi là sáng chế.
Bằng sáng chế là gì?
Bằng sáng chế (tiếng Anh là patent) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân/doanh nghiệp, nhằm xác nhận quyền sở hữu độc quyền đối với sáng chế được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.
Bằng sáng chế gồm: bằng sáng chế độc quyền và bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
- Bằng sáng chế độc quyền được cấp đối với các sản phẩm hoặc quy trình mang tính sáng tạo, tính mới lạ, có khả năng áp dụng công nghiệp và được bảo hộ trong thời hạn 20 năm;
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp đối với những sản phẩm, giải pháp có tính mới, có trình độ kỹ thuật mang tầm thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và được bảo hộ trong thời hạn 10 năm.
Đặc điểm của sáng chế
Sáng chế gồm có những đặc điểm sau:
- Sáng chế phải tạo ra một cái mới như một sản phẩm mới, trong đó bao gồm thiết bị, sự kết hợp các chất hoặc một phương pháp, quy trình mới hoặc có thể là sự bổ sung cải tiến các sản phẩm đã biết nhưng mang tính đột phá trên cơ sở ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật;
- Sáng chế phải giải quyết được một vấn đề kỹ thuật cụ thể. Những sáng chế chỉ mang tính lý thuyết mà không có khả năng áp dụng cho các mục đích thực tế sẽ không được coi là sáng chế và không được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế;
- Sáng chế là kết quả của việc áp dụng quy luật tự nhiên như định luật vật lý, sinh học… thay vì các quy luật xã hội như quy luật kinh tế, kinh doanh…
Xác định đối tượng được nộp đơn và điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế
1. Đối tượng có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Để không gây nhầm lẫn trong việc xác lập quyền và gây ảnh hưởng tới quyền Sở hữu của chủ sở hữu sáng chế, theo quy định tại điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ, các cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký sáng chế cụ thể như sau:
- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức, chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định theo pháp luật Sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
2. Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp
- Có tính mới: Sáng chế được coi là đáp ứng được tính mới nếu khác biệt với những sáng chế đã công khai sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước và quốc tế. Đây là một điều kiện quan trọng, người nộp đơn cần lưu ý xác định chính xác để không gặp trở ngại trong quá trình thẩm định đơn.
- Có tính sáng tạo: Sáng chế được coi là đáp ứng được tính sáng tạo nếu so sánh với sáng chế đã công bố dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước và quốc tế.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
Ngoài ra, sáng chế cũng có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong trường hợp đáp ứng được tính mới, không phải là hiểu biết thông thường và có khả năng áp dụng công nghiệp.
5 lý do bạn nên đăng ký bằng sáng chế
Dưới đây, ACCPRO sẽ đưa ra những lý do để bạn có cái nhìn tổng quát về việc tại sao nên đăng ký bằng sáng chế:
1. Cơ sở để chứng minh tính độc quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với sáng chế
Nhiều người lợi dụng việc sáng chế chưa được bảo hộ để tiến hành đánh cắp hoặc sử dụng trái phép, điều này có thể khiến bạn mất đi thành quả hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
Vì thế, đăng ký bằng sáng chế sẽ giúp xác lập tính độc quyền của bạn đối với sáng chế, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, đạo nhái sáng chế với mục đích kinh doanh để chuộc lợi hoặc sử dụng trái phép.
2. Cơ sở để khởi tố các hành vi xâm phạm trái phép sáng chế
Trường hợp phát hiện sáng chế bị người khác sử dụng mà chưa có sự đồng ý, hoặc đạo nhái với mục đích trục lợi, cung cấp các sản phẩm kém chất lượng ra thị trường, bạn có quyền khởi kiện.
Lúc này, bằng độc quyền sáng chế chính là bằng chứng xác thực chứng minh bạn là chủ sở hữu của sáng chế.
3. Tạo dựng vị thế và sự tin tưởng
Bằng sáng chế giúp làm giảm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bạn khai thác giá trị thương mại từ sáng chế, tạo ra vị thế, chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, có bằng sáng chế cũng tạo nên sự tin tưởng tuyệt đối cho bên đối tác khi họ quyết định sử dụng hoặc mua lại sáng chế của bạn.
4. Tạo ra nguồn thu nhập mới
Nếu bạn nghĩ việc đăng ký sáng chế chỉ đơn thuần để bảo vệ sáng chế thì không đúng, bởi nó còn giúp bạn kiếm được khoản thu nhập lớn tùy thuộc vào mức độ hữu ích của sáng chế.
Lý do là vì sau khi đăng ký, sáng chế của bạn có tính độc quyền, do vậy nếu bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào có nhu cầu sử dụng thì phải trả cho bạn một khoản phí để được quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng sáng chế.
5. Huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng
Bằng sáng chế độc quyền có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng, điều này giúp bạn dễ dàng huy động nguồn vốn. Ngoài ra, bằng độc quyền sáng chế còn có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Với những sáng chế có tiềm năng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước thì khả năng thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến với doanh nghiệp là luôn cao. Bởi hầu hết các nhà đầu tư đều rất quan tâm đến tính độc quyền của sáng chế.
Trên đây là những thông tin về “sáng chế, bằng sáng chế là gì? 5 lý do nên đăng ký sáng chế” mà ACCPRO chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho công việc của mình. Nếu bạn còn thắc mắc gì cần ACCPRO tư vấn và giải đáp thêm thì đừng ngại liên hệ ngay nhé.