Chi phí mua hàng là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng. Bao gồm các chi phí sau: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi; chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa…Vậy làm sao để hạch toán – phân bổ chi phí mua hàng đúng cách?
Chi phí mua hàng là gì? Các loại chi phí mua hàng?
Chi phí mua hàng là tổng số tiền bạn phải chi để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau và có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hàng hóa hoặc dịch vụ bạn đang mua và nơi bạn mua.
Dưới đây là một số loại chi phí mua hàng phổ biến:
- Giá sản phẩm: Đây là số tiền bạn phải trả để mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá sản phẩm có thể được xác định bởi nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc người bán.
- Thuế: Trong một số quốc gia, khi mua hàng hóa, bạn phải trả một khoản tiền bổ sung gọi là thuế. Các loại thuế có thể bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế nhập khẩu, hoặc các loại thuế địa phương khác.
- Phí vận chuyển: Nếu bạn mua hàng trực tuyến hoặc từ một địa điểm xa, bạn có thể phải trả phí vận chuyển để gửi sản phẩm đến địa chỉ của bạn. Phí này có thể dựa trên trọng lượng, kích thước, hoặc khoảng cách vận chuyển.
- Phí xử lý: Đôi khi, khi mua hàng từ một nhà cung cấp, bạn có thể phải trả các khoản phí xử lý, bao gồm phí gói hàng, phí xử lý đơn hàng hoặc phí dịch vụ khác.
- Phí giao dịch: Nếu bạn mua hàng bằng thẻ tín dụng hoặc các phương thức thanh toán điện tử khác, ngân hàng hoặc dịch vụ thanh toán có thể áp dụng một khoản phí giao dịch.
- Bảo hiểm: Trong một số trường hợp, bạn có thể muốn mua bảo hiểm cho sản phẩm mà bạn mua để bảo vệ chúng khỏi mất mát hoặc hỏng hóc. Phí bảo hiểm sẽ được tính thêm vào chi phí mua hàng.
- Chi phí phụ kiện: Nếu bạn mua các sản phẩm đi kèm hoặc phụ kiện cho sản phẩm chính, bạn có thể phải trả thêm chi phí cho chúng. Ví dụ: pin, dây cáp, ốp lưng điện thoại, v.v.
Chi phí mua hàng nhập khẩu và hàng trong nước
1. Chi phí mua hàng với hàng hoá trong nước
Chi phí mua hàng đối với hàng hóa trong nước thường phát sinh những chi phí như: vận chuyển, thuê nhân viên mua hàng, bốc dỡ hàng hóa, thuê kho chứa hàng…
Để được ghi nhận là chi phí hợp lý của doanh nghiệp thì cần những điều kiện sau:
- Phải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Các chi phí mua hàng phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định;
- Các hóa đơn trên 20.000.000 đồng phải thanh toán qua ngân hàng.
2. Chi phí mua hàng nhập khẩu
Chi phí mua hàng đối với hàng nhập khẩu (chi phí mua hàng nhập khẩu) thường phát sinh các chi phí như: phí trước hải quan, phí, lệ phí, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), phí hàng về kho (vận chuyển, bốc dỡ, kho bãi…).
Điều kiện để ghi nhận là chi phí hợp lý đối với hàng hóa nhập khẩu giống như hàng hóa trong nước, ngoài ra còn có thêm: tờ khai hải quan, giấy nộp tiền.
Hạch toán và phân bổ chi phí mua hàng
Toàn bộ chi phí mua hàng sẽ được hạch toán vào giá gốc của hàng hóa mua về. Nếu chi phí mua hàng liên quan đến nhiều mặt hàng thì phải thực hiện phân bổ theo 2 tiêu thức: số lượng hoặc giá trị.
1. Hạch toán chi phí mua hàng
Kế toán hạch toán tài khoản chi phí mua hàng:
Nợ TK 1562: Chi phí mua hàng chưa thuế;
Nợ TK 1331: Thuế GTGT (nếu có);
Có TK 111, 112: Tổng tiền thanh toán.
Ví dụ 1:
Ngày 01/09/2022, Công ty A mua 10 cái máy vi tính với giá 10.000.000 đồng/cái, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển về đến công ty chưa thuế là 1.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, thanh toán tiền mặt. Hạch toán nghiệp vụ phát sinh?
Hạch toán nhập kho hàng hóa:
Nợ TK 1561: 10 x 10.000.000 + 1.000.000 = 101.000.000 đồng;
Nợ TK 1331: (101.000.000) x 10% = 10.100.000 đồng;
Có TK 331: 111.100.000 đồng.
2. Phân bổ chi phí mua hàng
Trường hợp 1: Phân bổ theo tiêu thức trị giá hàng mua
Phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức trị giá hàng mua có độ chính xác cao, nhưng tính toán phức tạp đối với số lượng nhập suất lớn.
Ví dụ 2:
Công ty A mua:
- Máy tính hiệu Asus: 5 chiếc, giá chưa VAT 12.000.000 đồng (VAT 10%);
- Máy tính hiệu Dell: 5 chiếc, giá chưa VAT 10.000.000 đồng (VAT 10%);
- Giá trị đơn hàng chưa VAT: 110.000.000 đồng;
- Chi phí vận chuyển đến kho công ty A: 1.000.000 chưa VAT (10%);
- Thanh toán theo hình thức chuyển khoản.
Như vậy:
Kế toán thực hiện phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức giá trị như sau:
Chi phí vận chuyển máy tính hiệu Asus:
(1.000.000 / 110.000.000) x 60.000.000 = 545.454 đồng;
Chi phí vận chuyển máy tính hiệu Dell: 1.000.000 – 545.454 = 454.546 đồng.
Hạch toán:
Nợ TK 156 – Asus: 60.000.000 + 545.454 = 60.545.454 đồng;
Nợ TK 156 – Dell: 50.000.000 + 454.546 = 50.454.546 đồng;
Nợ TK 1331: 11.000.000 + 100.000 = 11.100.000 đồng;
Có TK 112: 122.100.000 đồng.
Trường 2: Phân bổ theo tiêu thức số lượng hàng nhập kho
Ví dụ 3:
Dữ liệu của ví dụ 2, nhưng phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức số lượng.
Như vậy, kế toán thực hiện phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức số lượng như sau:
Chi phí vận chuyển máy tính hiệu Asus: (1.000.000 / 10) x 5 = 500.000 đồng;
Chi phí vận chuyển máy tính hiệu Dell: 1.000.000 – 500.000 = 500.000 đồng.
Trên đây là những thông tin về “bí quyết hạch toán – phân bổ chi phí mua hàng” mà ACCPRO chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho công việc của mình. Nếu bạn còn thắc mắc gì cần ACCPRO tư vấn và giải đáp thêm thì đừng ngại liên hệ ngay nhé.