Trong thị trường hiện nay, có nhiều cơ sở khi sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm, tuy nhiên cũng có những cơ sở thuộc Đối tượng không phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một tài liệu chứng nhận được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền, xác nhận rằng một doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thường được yêu cầu để đảm bảo rằng các hoạt động liên quan đến thực phẩm được thực hiện một cách an toàn và tuân thủ các quy định về vệ sinh, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm.

8 đối tượng không cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không cần đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm bao gồm:

1. Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ; 

2. Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; 

3. Nhà hàng trong khách sạn; 

4. Không cố định về địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 

5. Kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm nhỏ lẻ; 

6. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

7. Sản xuất, kinh doanh vật liệu, dụng cụ bao gói, chứa đựng thực phẩm;

8. Cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận sau đây:

  • GMP – Thực hành sản xuất tốt;
  • IFS – Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế;
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;
  • BRC – Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm;
  • FSSC 2000 – Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm;
  • HACCP – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn;
  • Các giấy chứng nhận khác có giá trị tương đương còn hiệu lực. 

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho cơ sở được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Tuy không cần đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng để bắt đầu hoạt động kinh doanh, các cơ sở nêu trên vẫn cần tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng, chẳng hạn:

Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ:

  • Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây ô nhiễm, độc hại;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động chế biến, kinh doanh;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khi thu gom, xử lý chất thải;
  • Trang bị các trang thiết bị phù hợp, không gây ô nhiễm, độc hại cho thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hóa chất, nguyên liệu, dụng cụ, vật liệu chứa đựng, bao gói thực phẩm khi sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như lưu giữ các thông tin có liên quan đến việc mua bán nhằm đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi cần;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 

giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều kiện về nơi bày bán thức ăn:

  • Cách biệt nguồn gây ô nhiễm, độc hại;
  • Bày bán thức ăn trên kệ, giá, phương tiện bảo đảm yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và mỹ quan đường phố;

Điều kiện về người kinh doanh cũng như nguyên liệu, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, ăn uống: 

  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh;
  • Chỉ sử dụng những dụng cụ chứa đựng thực phẩm, ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Nguyên liệu sử dụng trong chế biến thức ăn an toàn, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng;
  • Trang bị dụng cụ bảo vệ thực phẩm khỏi các ảnh hưởng, tác động từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, nắng, mưa, công trùng và động vật gây hại;
  • Đảm bảo bao gói hay các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không gây thôi nhiễm, ô nhiễm cho thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Mức phạt vi phạm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Như đã đề cập ở trên, trường hợp cơ sở nằm ngoài doanh sách đối tượng không thuộc diện xin cấp giấy chứng nhận nêu trên thì buộc phải tuân thủ quy định về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp vi phạm, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, tùy thuộc vào hành vi vi phạm là gì mà bạn sẽ phải chịu các mức phạt hành chính tương ứng khác nhau, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận VSATTP;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: Hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận VSATTP;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: Hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có giấy chứng nhận VSATTP.
Đại Lý Thuế ACCPRO

Trên đây là 8 trường hợp được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà ACCPRO chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho công việc của mình. Nếu bạn còn thắc mắc gì cần ACCPRO tư vấn và giải đáo thêm thì đừng ngại liên hệ ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.