Công ty mới thành lập được cho là có nhiều lợi thế hơn vì những chính sách ưu đãi về thuế. Vậy sau khi thành lập công ty cần nộp những khoản thuế nào?
Sau khi thành lập công ty cần nộp những khoản thuế
1. Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp theo định kỳ hằng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Khoản phí dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư đăng ký, trong giấy đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc dựa trên doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Dựa theo Nghị định số 139/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP về việc hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài:
Thời hạn thực hiện kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp Doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất 30 ngày tính kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp:
2 triệu đồng/ năm: đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu từ 10 tỷ đồng trở xuống. - 3 triệu đồng/năm: đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu trên 1o tỷ đồng.
- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, đơn vị xí nghiệp, tổ chức kinh tế khác lệ phí môn bài: 1 triệu đồng/năm.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế bao gồm các khoản: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định pháp luật.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (thu nhập tính thuế theo kỳ) x (thuế suất)
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + các khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển)
Thuế suất: Từ 01/01/2016 mức thuế suất tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhìn chung là 20%. Ngoài ra đối với một số ngành nghề ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề đó thì mức thuế suất có thể là 10%.
3. Thuế thu nhập cá nhân
Đây là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế TNCN – các khoản giảm trừ gia cảnh.
Thuế suất thuế TNCN được quy định tại điều 22 và điều 23 Luật thuế TNCN 2017 sửa đổi, bổ sung 2012 và 2014.
4. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất lưu thông cho đến tay người tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng được tính theo hai phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp:
Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Thuế suất giá trị gia tăng được tính theo các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh sẽ có mức thuế suất tương ứng.
5. Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.
Công thức tính thuế xuất nhập khẩu:
Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: (Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu) x (Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị) x ( Thuế suất thuế xuất nhập khẩu).
Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối: Thuế suất nhập khẩu phải nộp = (Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu) x (Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị)
6. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên có thể được hiểu là một loại thuế gián thu mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất.
7. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội.
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = (Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) x (Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)
Các thủ tục cần thực hiện về thuế sau khi thành lập công ty
Mở tài khoản ngân hàng
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải lập tài khoản ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
- Mở tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
- 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp;
- 01 bản sao chứng thực Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực người đại diện theo pháp luật;
- 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Sau khi hoàn tất thủ tục mở tài khoản và có được tài khoản của ngân hàng, doanh nghiệp cần thông báo cho Sở kế hoạch và Đầu tư về tài khoản ngân hàng này.
Đăng ký chữ ký điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao có chứng thực CMND hoặc Thẻ căn cước của người đại diện của doanh nghiệp.
Trên đây là 7 loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty mới nhất năm 2023 mà ACCPRO tổng hợp được hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong công việc. Nếu bạn đang thắc mắc hay cần tư vấn thì đừng ngại liên hệ ngay với ACCPRO để được giải đáp nhé.