Có thể nói công tác nhận biết, xử lý và quản lý doanh nghiệp nợ thuế của cơ quan Thuế ngày càng rõ ràng, minh bạch và hiệu quả.
Quản lý doanh nghiệp nợ thuế một cách rõ ràng và minh bạch mang lại những lợi ích gì ??
Theo đó, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp trong thời gian qua đã được ngành Thuế thực hiện rất quyết liệt. Bởi công tác thu nợ chính là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cơ quan Thuế khi mà nó giúp đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào ngân sách của nhà nước. Bên cạnh đó còn đảm bảo tính công bằng cho doanh nghiệp tuân thủ tốt chính sách pháp luật về thuế cũng như doanh nghiệp luôn chây ỳ vì nợ thuế.
Dù tính đến thời điểm hiện nay thì số nợ thuế của doanh nghiệp đã phát sinh trên tổng thu ngân sách có xu hướng tăng lên nhưng bên cạnh đó ngành Thuế của nước nhà cũng đề ra rất nhiều biện pháp thu hồi nợ thuế hiệu quả, trong đó đáng nhắc đến nhất chính là công tác phân tích số nợ thực tế.
Vì chỉ khi phân tích thì mới biết các khoản nợ nào của doanh nghiệp là có khả năng thu hồi được, cũng như khoản nào đang tranh chấp, khiếu nại và không có khả năng thu hồi hay các khoản chậm nộp và chậm phạt. Để qua việc phân loại các khoản nợ thuế cụ thể trên, cơ quan thuế sẽ có được những biện pháp xử lý hiệu quả với từng khoản nợ.
Ngoài ra, để có thể giúp kéo giảm nợ thuế của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục yêu cầu các cục thuế tiến hành phân tích số nợ thuế thực tế. Theo đó các khoản nợ thuế này sẽ được phân chia theo từng khoản thu, sắc thuế cũng như như các khoản thu về đất, hay thuế TNDN và thuế GTGT…
Bên cạnh đó cơ quan thuế còn áp dụng việc thu nợ thuế từ việc phân chia theo khu vực kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp thuộc hộ gia đình để có các biện pháp, phương thức xử lý phù hợp.
Do đó, thông qua những công tác thực tế và cụ thể ở trên cũng cho chúng ta thấy các biện pháp xử lý công nợ của ngành Thuế hiện nay ngày càng minh bạch và hiệu quả đặc biệt là giúp cho doanh nghiệp không thể nào phản bác lại nếu như có vi phạm.
Cũng theo như đại diện của ngành thuế bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cơ quan thuế cần phải tách nợ không có khả năng thu hồi bên cạnh nợ đang xử lý theo Nghị quyết 94.
Ngoài ra tiền phạt chậm nộp cũng cần phải tách ra một phần, vì tại thời điểm nộp doanh nghiệp có thể chưa thuộc đối tượng phải xóa nợ, nhưng khi tình hình kinh doanh của công ty có khó khăn cũng như không hoạt động nữa, thì khoản nợ ấy cần phải tách ra để xem xét là còn có khả năng thu hồi hay không.
Vì bên cạnh những doanh nghiệp được khoanh nợ, xóa nợ còn có thêm doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế, những doanh nghiệp này cũng cần tính đến khả năng nộp thuế được bao nhiêu, và nộp những khoản nào, hay thuế gì không thu được…
ACC PRO tin rằng từ chính những hành động cụ thể ở trên ngành Thuế của nước ra sẽ đưa ra khả năng thu hồi nợ hiệu qủa làm cho bức tranh về nợ thuế của doanh nghiệp cũng sẽ được cụ thể, lành mạnh hơn trong công tác thu nợ và quản lý nợ thuế nói chung. Chúng tôi hy vọng bài viết này thật sự có ích với quý doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu cần tư vấn thêm bạn có thể liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể từ đội ngũ chuyên nghiệp của ACC PRO !!