“Cưỡng chế vì nợ thuế” được xem là một trong những cụm từ xuất hiện nhiều nhất trong thời gian vừa qua do đó hôm nay ACC PRO xin được chia sẻ về vấn đề khi nào thì một doanh nghiệp bị cưỡng chế vì nợ thuế cho quý bạn đọc cùng nắm rõ nhé.
Vậy khi nào thì doanh nghiệp bị cưỡng chế vì nợ thuế ??
Trước tiên bạn cần hiểu là cưỡng chế vì nợ thuế chính là thi hành quyết định hành chính về việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp cũng như cá nhân theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo những quyết định hành chính về quản lý thuế của cơ quan nhà nước được thực thi một cách công bằng và minh bạch nhất.
Và căn cứ vào điều 124 Luật Quản lý thuế theo quy định nếu doanh nghiệp mắc phải một trong các trường hợp dưới đây sẽ ngay lập tức bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, cụ thể như:
Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp có số tiền nợ thuế vượt quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định.
Trường hợp 2: Khi doanh nghiệp hết thời gian gia hạn nộp tiền thuế.
Trường hợp 3: Khi doanh nghiệp có tiền nợ thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
Trường hợp 4: Khi doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, tuy nhiên trừ trường hợp doanh nghiệp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
Doanh nghiệp chú ý là cơ quan nhà nước sẽ chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp doanh nghiệp được cơ quan quản lý thuế khoản tiền nợ thuế trong thời hạn khoanh nợ cũng như không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định Luật Quản lý thuế và được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng được tính kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.
Hơn nữa việc nộp dần tiền nợ thuế của doanh nghiệp được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp doanh nghiệp sẽ được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế cũng như phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Trường hợp 6: Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, cũng như phương tiện quá cảnh.
Trường hợp 7: Khi bạn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì bạn phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi bạn xuất cảnh thậm chí bạn có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Có những cách cưỡng chế vì nợ thuế nào ??
Khác với cá nhân, khi doanh nghiệp bị cưỡng chế vì nợ thuế sẽ căn cứ vào cứ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế để thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong đó:
– Sẽ cưỡng chế bằng cách dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như cho cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn và bị cơ quan quản lý thuế công khai trên cổng thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng trong 24 giờ.
– Doanh nghiệp sẽ phải kê biên tài sản, cũng như bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật. Cũng như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cùng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy phép thành lập cung xnhuw hoạt động, giấy phép hành nghề.
Tất cả những biện pháp cưỡng chế trên sẽ hết hiệu lực khi doanh nghiệp nộp đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Do đó để không mắc phải những điều này thì quý doanh nghiệp nên có một đơn vị tư vấn thuế riêng cho mình, tuy nhiên cần tìm đến đơn vị đủ uy tín để có thể giúp doanh nghiệp của bạn có thể tránh xa khỏi những điều này.
ACC PRO hy vọng bài viết này thật sự có ích với quý doanh nghiệp !!