Khi mà tình hình lạm phát ngày càng rõ rệt thì trái với suy nghĩ của nhiều chuyên gia kinh tế tỷ lệ thành lập doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2022 vẫn tăng bất chấp.
Tại sao tỷ lệ thành lập doanh nghiệp lại tăng nhiều vào 6 tháng cuối năm 2022 ??
Có thể thấy cùng với sự phục hồi của nền kinh tế chính là những nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ trong việc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô đặc biệt là kiểm soát lạm phát. Tình hình đã khả quan hơn khi mà tỷ lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2022 tiếp tục ghi nhận rất nhiều tín hiệu khởi sắc.
Có thể thấy số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng như quay trở lại hoạt động trong 7 tháng vừa qua đã đạt con số trên 134 nghìn doanh nghiệp và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021 (tức vượt mốc con số 106 nghìn doanh nghiệp của năm 2021).
Nhưng dù tỷ lệ có tăng nhanh thế nào thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đều tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp có quy mô nhỏ (tức doanh nghiệp có vốn từ 0 đến 10 tỷ đồng) là hơn 80 nghìn doanh nghiệp, chiếm đến 90% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, và tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái..
Có thể thấy với nền kinh tế có độ mở rộng lớn như hiện nay thù những tác động từ nền tình hình kinh tế, chính trị thế giới hiện nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp nước ta hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn trước, cụ thể như:
– Chuỗi cung ứng nguyên và nhiên vật liệu dùng cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn cũng như giá cả một số nguyên vật liệu, giá cước vận tải trên thị trường thế giới hiện nay tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu nguyên vật liệu trong nước
– Nguồn cung lao động bị cũng bị ảnh hưởng nặng nề và nhiều nguy cơ thiếu hụt nhân lực tạm thời
– Doanh nghiệp cần có thời gian để phục hồi cũng như kết nối các nguồn cung, cầu hàng hóa, dịch vụ và vốn, lao động để thị trường trở lại
– Nguy cơ lưu thông hàng hóa có thể bị hạn chế liên tục, đặc biệt là luồng thương mại quốc tế bị thu hẹp khi mà dịch Covid-19 với biến thể mới hiện đang tái bùng phát trở lại cũng như có nguy cơ giãn cách xã hội trên toàn thế giới.
Chính vì thế để có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hiện nay Chính phủ đã có nhiều giải pháp trọng tâm kiên định hơn với mục tiêu là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cũng như kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, nhưng sẽ không làm suy yếu các động lực tăng trưởng. Đồng thời là tập trung một số giải pháp trọng tâm để có thể hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp như:
– Đảm bảo những hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường và không bị đứt gãy hay gián đoạn
– Tìm kiếm cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu
– Ra sức vận động người lao động quay lại làm việc để góp phần vào quá trình phục hồi nền kinh tế. Chính quyền các địa phương nên tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp nhiều hơn nữa về xây dựng chỗ ở cho người lao động khi họ quay lại làm việc cũng như hỗ trợ người lao động gặp khó khăn bị ngừng việc, mất việc, triển khai các túi an sinh xã hội càng sớm càng tốt
– Mở rộng thêm các chính sách phù hợp để các tổ chức tín dụng có thể tập trung vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận vốn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ cho vay với ưu đãi lãi suất 2% của nhà nước
– Sau cùng là triển khai nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người lao động trong “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế” theo Nghị quyết 11/NĐ-CP của Chính phủ kịp thời và hiệu quả.
Những điểm nổi bật trên cũng đủ để ACC PRO cũng như quý doanh nghiệp hiểu là tại sao 6 tháng cuối năm 2022 tỷ lệ thành lập doanh nghiệp lại tăng chứ không giảm phải không nào.