Vốn điều lệ là một trong những thành tố quan trọng tạo nên sức mạnh của một công ty do đó câu hỏi được đặt ra nhiều nhất ở đây đó là vốn điều lệ trong thành lập doanh nghiệp nên hiểu như thế nào cho đúng và tối thiểu là bao nhiêu ??
Vậy vốn điều lệ trong thành lập doanh nghiệp là gì ??
Hiểu một cách đơn giản thì vốn điều lệ trong thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích rằng: “Vốn điều lệ trong thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, hay chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay là tổng mệnh giá cổ phần đã bán cũng như được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Những bạn có thể một cách đơn giản hơn nữa về vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị cổ phần đã bán các loại. Trong đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm mà bạn thành lập doanh nghiệp chính là tổng giá trị cổ phần các loại đã được đăng ký mua cũng như được ghi trong Điều lệ công ty.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp có thể được thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu muốn thay đổi vốn điều lệ, thì công ty cổ phần phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.
Vậy mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp được quy định là bao nhiêu ??
Trước khi trả lời câu hỏi trên thì bạn nên hiểu rằng việc doanh nghiệp bạn đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu đều không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong tương lai.
Bởi theo Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ yêu cầu tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, hay ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, cũng như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, hay công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam tại Điều 34.
Ngoài ra những điều trên ra thì không có quy định nào khác yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp hay giới hạn mức vốn điều lệ tối đa là bao nhiêu cả.
Tuy nhiên, dù không có giới hạn cho việc đăng ký vốn điều lệ, nhưng trong một số ngành, nghề đặc thù bạn vẫn phải đăng ký vốn điều lệ ở mức nhất định thì doanh nghiệp bạn mới đủ điều kiện kinh doanh.
Hơn nữa khi nói về mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì bạn nên nhận thức được tầm quan trọng của chúng bởi chúng là một phần quan trọng thể hiện uy tín cũng như trách nhiệm của các thành viên góp vốn với khách hàng và đối tác.
Do đó, nếu vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp của bạn thấp hoặc quá thấp, thì doanh nghiệp của bạn sẽ khó tạo niềm tin cho khách hàng, cũng như đối tác. Nhưng nếu vốn điều lệ của công ty bạn ở mức cao hoặc quá cao thì doanh nghiệp càng dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng hơn. Tuy nhiên trách nhiệm và tính rủi ro của các thành viên góp vốn cũng cao hơn.
Sau cùng chính là nếu bạn có ý định điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ để phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp mình thì bạn cần phải căn cứ theo Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, để có thể đăng ký thay đổi vốn điều lệ, bạn phải gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi mà công ty bạn đang đặt trụ sở chính.
Nếu quý doanh nghiệp trong quá trình thành lập doanh nghiệp tại ACC PRO chúng tôi sẽ tư vấn về vốn điều lệ một cách chi tiết hơn để bạn có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của chúng cũng như có những lựa chọn đúng đắn nhất cho doanh nghiệp của mình trong quá trình hình thành và phát triển.