Không ít người khi đứng ra kinh doanh vẫn chưa thể biết được là mình nên thành lập doanh nghiệp hay chỉ thành lập hộ kinh doanh thôi, vì việc đóng thuế của 2 loại hình này là không giống nhau. Vậy theo ACC PRO mình nên chọn cái nào mới tốt nhất cho việc làm ăn của mình về sau ??

hộ kinh doanh

5 loại thuế mà doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải nộp hiện nay 

Thuế lệ phí môn bài của doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh thì thuế lệ phí môn bài mà bạn sẽ phải đóng được chia theo 3 bậc dựa trên doanh thu, cụ thể của bạn như nếu doanh thu trên 500 triệu đồng một năm thì mức đóng là 1 triệu đồng một năm còn doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng một năm thì mức đóng là 500 nghìn đồng một năm. Sau cùng là doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng một năm thì mức đóng giảm còn 300 nghìn đồng/ năm.

Còn đối với doanh nghiệp mới thành lập thì thì lệ phí môn bài cũng sẽ đóng theo 3 bậc nhưng sẽ được chia trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư, cụ thể thì số vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp bạn trên 10 tỷ đồng thì doanh nghiệp bạn phải đóng 3 triệu đồng một năm còn với số vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thì doanh nghiệp sẽ phải đóng 2 triệu đồng một năm nhưng trong  trường hợp đối với chi nhánh hay văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thì đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế khác bạn chỉ cần đóng mức thuế là 1 triệu đồng/ năm.

Thuế GTGT của doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Đối với phần thuế này thì nếu bạn thành lập “Hộ kinh doanh” và có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên thì bạn phải kê khai cũng như đóng thuế (GTGT). Những ngược lại với hộ kinh doanh thì khi bạn thành lập doanh nghiệp bạn sẽ là đối tượng phải chịu thuế GTGT. Nên có hai phương pháp để doanh nghiệp nộp thuế GTGT chính là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế. 

hộ kinh doanh

Thuế TNDN (thuế thu nhập doanh nghiệp) của doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Đối với phần thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) này thì với hộ kinh doanh bạn sẽ không phải nộp mà chỉ có doanh nghiệp mới là đối tượng phải chịu thuế. Tương tự như Thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp có hai phương pháp kê khai thuế TNDN chính là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ.

Thuế TNCN của doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Riêng với loại thuế này thì nếu bạn là hộ kinh doanh thì theo như quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC đối với cá nhân kinh doanh thì nếu có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì được miễn cả thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Những trong trường hợp nếu bạn có thu nhập từ 100 triệu trở lên thì phải khai nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Còn nếu như bạn thành lập doanh nghiệp thì các thành viên trong doanh nghiệp của bạn phải chịu thuế TNCN theo đúng với quy định của pháp luật thuế TNCN. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế TNDN cho các nhân viên của mình theo quy định của pháp luật thuế TNCN.

Thuế tài nguyên và thuế tiêu thụ đặc biệt của doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Với loại thuế này thì cả  hộ kinh doanh và doanh nghiệp thì khi có khai thác tài nguyên hay có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đều là đối tượng phải nộp thuế.

hộ kinh doanh

Theo ACC PRO việc thành lập doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn kể cả trong việc kinh doanh về sau cũng như nhận được những sự hỗ trợ kịp lúc từ cơ quan nhà nước trong thời gian hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.