Doanh nghiệp mang vốn đi đầu tư hay góp vốn mua cổ phần vào các công ty khác thì khi hưởng lợi nhuận có phải đóng thuế TNDN hay không chính là câu hỏi mà ACC PRO nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Chính vì thế trong bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp chi tiết và dễ hiểu nhất về vấn đề này nhé.
Vậy doanh nghiệp mang vốn đi đầu tư có lợi nhuận có phải đóng thuế TNDN ??
ACC PRO xin được giải đáp vấn đề này như sau, căn cứ vào khoản 6 điều 4 nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế TNDN quy định về miễn thuế như sau: Đối với thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn hay mua cổ phần và liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước thì ngay sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo quy định của Luật thuế TNDN thì kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết có đang được hưởng ưu đãi thuế thì theo quy định này doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp khác khi có lợi nhuận sẽ không phải đóng thuế TNDN với phần lợi nhuận được chia này.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chú ý là đầu tư vốn mà doanh nghiệp được đầu tư không chia lợi nhuận mà chuyển nhượng phần vốn đầu tư cho cá nhân hoặc tổ chức khác doanh nghiệp bạn vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 20% theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, tại khoản 6 điều 8 thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định chi tiết về vấn đề trên như sau:
Đối với thu nhập được chia từ những hoạt động góp vốn cũng như mua cổ phần hay liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp khác trong nước, thì sau khi bên nhận góp vốn có phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì theo quy định của Luật Thuế TNDN kể cả trường hợp bên nhận góp vốn có phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết cũng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé, Doanh nghiệp 1 nhận vốn góp của doanh nghiệp 2. Và thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp 1 trong doanh nghiệp 2 là 100 triệu đồng. Sẽ có 3 trường hợp diễn ra đó là:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp 2 không được ưu đãi thuế TNDN và doanh nghiệp 2 đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp 1 nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp 1 nhận được từ hoạt động góp vốn là 78 triệu đồng [(100 triệu – (100 triệu x 22%)], tức là doanh nghiệp 1 được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 78 triệu đồng này.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp 2 được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp và doanh nghiệp 2 đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp 1 nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp 1 nhận được từ hoạt động góp vốn là 89 triệu đồng [100 triệu – (100 triệu x 22% x 50%)], do đó doanh nghiệp 1 được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 89 triệu đồng này.
- Trường hợp 3: Doanh nghiệp 2 được miễn thuế TNDN thì thu nhập mà doanh nghiệp 1 nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, như vậy doanh nghiệp 1 được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 100 triệu đồng này.
Dù doanh nghiệp có nằm trong trường hợp phải đóng thuế TNDN khi góp vốn vào công ty khác hay không thì ACC PRO vẫn hy vọng như doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của thuế TNDN là đảm bảo cho nguồn thu của Ngân sách Nhà nước vì thuế chính là công cụ chủ yếu, nhờ có thuế mà đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trong đó thuế TNDN chính là công cụ đắc lực nhất giúp cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô tới hoạt động kinh tế, xã hội. Với vai trò điều tiết thu nhập và góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Ngoài ra thuế TNDN còn góp phần vào việc đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh để có thể dần tiến tới thu hẹp khoảng cách và sự phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.