Chấm dứt hiệu lực mã số thuế là gì ? cũng như các trường hợp, nguyên tắc, thời hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước khi kết thúc việc này ??
Định nghĩa về việc “Chấm dứt hiệu lực mã số thuế“
Nói một cách dễ hiểu nhất thì chấm dứt hiệu lực mã số thuế được xem là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp đó trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế sẽ bị khóa, bị đóng và buộc công ty bị phải ngừng hoạt động kinh doanh lại cũng như không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như nộp tờ khai, nộp thuế hay thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Những điều mà doanh nghiệp cần nắm trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Theo đó, doanh nghiệp cần nắm được những trường hợp, nguyên tắc, thời hạn cũng như nghĩa vụ của mình trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cụ thể thì:
– Các trường hợp được xem là sẽ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh cũng như giải thể hay phá sản
- Doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tổ chức lại việc kinh doanh như chia, tách hay sáp nhập, hợp nhất công ty
Căn cứ theo cơ sở pháp lý tại Điều 29 Luật quản lý thuế thì nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
– Chấm dứt hiệu lực mã số thuế tức là thủ tục mà cơ quan thuế sẽ xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng nữa trong hệ thống ứng dụng đăng ký thuế cho doanh nghiệp. Cơ quan thuế cũng đã thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế hay thông báo mã số thuế cũng như thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với doanh nghiệp.
– Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chấm dứt hiệu lực sẽ không được sử dụng trong bất kỳ giao dịch kinh tế nào kể từ ngày cơ quan thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo đúng quy định tại Điều 29 Luật quản lý thuế.
– Đối với tổ chức hoạt động kinh doanh thì khi đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng nếu muốn hoạt động trở lại sẽ phải thực hiện việc đăng ký thuế để được cấp mã số thuế mới vì mã số thuế đã chấm dứt hiệu lực trước đó sẽ không được sử dụng lại.
– Doanh nghiệp trước khi thực hiện việc nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng hướng dẫn tại Luật doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải gửi hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 3 Điều 202 Luật doanh nghiệp việc này áp dụng với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể, còn tại Khoản 2 Điều 203 Luật doanh nghiệp dành cho trường hợp giải thể vì bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ phải đến cơ quan để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
– Khi doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì ngay lập tức cũng phải hoàn tất thủ tục chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay.
– Nếu người nộp thuế là đơn vị chủ quản của công ty thực hiện việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị trực thuộc cũng sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Nghĩa vụ doanh nghiệp phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Đối với những doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế cũng như tổ chức khác, nhà thầu hay nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài thì khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật, ngoài ra doanh nghiệp còn phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính
Nhưng trong trường hợp đơn vị chủ quản còn có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải tiến hành hoàn tất mọi thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Đối với thời hạn chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp sẽ được cơ quan thuế thực hiện cùng lúc với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.