Có thể anh chị không biết nhưng mức thuế môn bài mà doanh nghiệp anh chị phải nộp phụ thuộc vào vốn điều lệ của chính công ty anh chị và điều này cũng quy định rõ trong Thông tư số 42/2003/TT-BTC của Bộ tài chính, cụ thể như thế nào thì cùng Lụa tìm hiểu ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.
Vậy vốn điều lệ là gì mà có thể quyết định mức thuế môn bài của doanh nghiệp ??
Nói một cách dễ hiểu nhất thì vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty của anh chị. Vốn điều lệ chính là cơ sở để xác định tỷ lệ vốn góp hay sở hữu cổ phần doanh nghiệp, qua đó làm cơ sở xác định quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ của các thành viên, các nhà đầu tư trong doanh nghiệp của anh chị.
Trên thực tế pháp luật hiện không quy định mức vốn điều lệ cho từng loại hình doanh nghiệp do đó doanh nghiệp của anh chị được tự đưa ra mức vốn điều lệ.
Vốn điều lệ mang nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp
Nói một cách chính xác thì vốn điều lệ quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp vì nó mang nhiều ý nghĩa như:
- Là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác.
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
- Là những chính sách ưu đãi mà Nhà nước và chính quyền địa phương dành cho các Nhà đầu tư trong và ngoài nước khi triển khai thực hiện các Dự án đầu tư cụ thể tại mỗi địa bàn.
- Mức vốn điều lệ là còn là căn cứ để cơ quan quản lý thuế áp dụng bậc thuế môn bài hàng năm cho Doanh nghiệp.
Khi lựa chọn mức vốn điệu lệ, anh chị cần phải lưu ý là đối với những ngành nghề mà pháp luật yêu cầu có vốn pháp định (mức vốn tối thiểu Doanh nghiệp bắt buộc phải có tại thời điểm thực hiện việc đăng ký kinh doanh) thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định được quy định đối với ngành nghề kinh doanh đó.
Theo đó vốn điều lệ chính là căn cứ để doanh nghiệp anh chị biết được mức thuế môn bài mà mình phải đóng, cụ thể như sau:
Đối với Doanh nghiệp:
– Bậc 1 – Trên 10 tỷ – đóng 3.000.000 đ/năm
– Bậc 2 – Từ 10 tỷ đồng trở xuống – đóng 2.000.000 đ/năm
– Bậc 3 – Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác – đóng 1.000.000 đ/năm
Đối với cá nhân, hộ gia đình:
– Bậc 1 – Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm – đóng 1.000.000 đ/năm
– Bậc 2 – Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm – đóng 500.000 đồng/năm
– Bậc 3 – Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm – đóng 300.000 đồng/năm
Vốn điều lệ ít hay nhiều đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc doanh nghiệp của anh chị chịu trách nhiệm về thuế với pháp luật do đó hãy suy nghĩ và quyết định mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp.
Nếu gặp khó khăn trong quá trình nộp thuế môn bài vì vốn điều lệ có vấn đề hay các rủi ro về thuế mà vốn điều lệ mang lại cho doanh nghiệp anh chị có thể liên hệ ngay với Lụa và đội ngũ của ACC PRO để nhanh chóng được giải quyết.
Lụa tin mình và ACC PRO có thể giải quyết mọi vấn đề về kế toán – thuế mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải !!
Mọi tư vấn về kế toán – thuế tại ACC PRO là miễn phí đến khi quý doanh nghiệp đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ kế toán trọn gói của chúng tôi !!