5 loại chứng từ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ này vô cùng quan trọng thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty do đó kế toán nhất định phải nắm rõ hơn ai hết.
Bạn biết đấy, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ có hóa đơn thuế GTGT được xem là chứng từ chi phí của doanh nghiệp. Mà bên cạnh đó, có rất nhiều loại chứng từ cấu thành nên các khoản mục chi phí của doanh nghiệp.
Các loại chứng từ thường gặp trong doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới đây giúp doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Tránh tình trạng, chi phí đó là chi phí thật sự mà doanh nghiệp đã chi trả nhưng không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật dẫn đến việc chi phí đã chi không được công nhận là chi phí được trừ (hợp lệ) khi xác định thuế TNDN.
5 loại chứng từ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ kế toán phải nắm
– Chứng từ hóa đơn thuế GTGT
Với hóa đơn thuế GTGT, khi mua hàng hóa dịch vụ có tổng giá trị hóa đơn từ 20.000.000 đồng trở lên (đã bao gồm phần tiền thuế GTGT). Hoặc tổng giá trị tất cả các hóa đơn từ 1 nhà cung cấp có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên, trong cùng 01 ngày (các hóa đơn xuất cùng 1 ngày có tổng giá trị trên 20.000.000 đồng) bắt buộc bạn phải chuyển khoản từ tài khoản của công ty bạn qua tài khoản công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Lúc đó, chi phí này mới được xem là chi phí được trừ (chi phí hợp lệ) khi xác định thuế TNDN.
– Chứng từ hóa đơn trực tiếp
Nói một cách dễ hiểu thì khi công ty của bạn mua hàng từ các hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh sẽ xuất cho bạn hóa đơn trực tiếp do thuế phát hành và trên hóa đơn chỉ thể hiện tiền hàng và không có dòng thuế suất thuế GTGT và dòng tiền thuế GTGT. Thông thường, các hóa đơn này sẽ có giá trị không cao, thông thường sẽ không đến 20.000.000 đồng.
– Chứng từ bảng kê thu mua hàng hóa
Trong quá trình công ty bạn mua hàng hóa của người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt,…Khi mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân có mức doanh thu dưới 100.000.000 đồng/năm thì công ty bạn phải lập bảng kê theo mẫu 01/TNDN
Lưu ý đó là nghiệp vụ này thường xuyên xảy ra đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản, thu mua phế liệu để tái chế,…nên khi doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực này thì chú ý để làm bảng kê theo mẫu 01/TNDN để có thể được công nhận các chi phí được trừ (chi phí hợp lý)
– Chứng từ chi phí lương
Chứng từ này vô cùng quan trọng vì chi lương tại doanh nghiệp trước hết, phải căn cứ vào hợp đồng lao động được ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động. Một bộ hồ sơ chi lương đầy đủ, phải bao gồm:
+ Hợp đồng lao động: trong đó ghi rõ thông tin của người lao động, thời hạn làm việc, lương căn bản, hệ số lương, phụ cấp chức vụ, ngày nghỉ phép được hưởng lương, các mức trợ cấp như: tiền xăng, điện thoại,…
+ Bảng chấm công: ghi rõ số ngày làm việc thực tế của người lao động hàng tháng
+ Bảng lương: thể hiện rõ tất cả các khoản cấu thành lương của người lao động như: lương căn bản, hệ số lương, phụ cấp chức vụ và các phụ cấp khác,…theo đúng như hợp đồng lao động
+ Phiếu chi lương: thể hiện rõ số tiền lương mà người lao động thực lãnh cuối tháng và phải có chữ ký của người lao động về việc ký nhận lương.
– Các loại chứng từ khác
Ngoài những loại chứng từ quan trọng trên thì còn có các loại chứng từ như: biên lai thu phí, lệ phí do nhà nước phát hành như: vé thu phí, biên lai thu phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước,…Trên đây, dịch vụ kế toán Song Kim chỉ liệt kê những khoản mục chi phí thường phát sinh trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, để quý khách hàng có thể lưu ý và thực hiện cho đúng với quy định của pháp luật.
Có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến những loại chứng từ trên bạn có thể liên hệ với ACC PRO để được tư vấn và hỗ trợ nhé.