Ngoài một số loại thuế và sắc thuế phổ biến thì không phải doanh nghiệp mới thành lập nào cũng có thể nắm hết những khái niệm về các loại thuế hiện hành cũng như những thuật ngữ liên quan đến thuế của doanh nghiệp, chính vì thế mà hôm nay ACC PRO sẽ giúp bạn bằng cách chia sẻ một cách chi tiết và đầy đủ nhất những khái niệm về thuế quan trọng cần nắm nhé.
Khái niệm quan trọng về các loại thuế mà doanh nghiệp mới thành lập có thể không nắm hết
Bạn biết đấy, Thuế là một khoản tài chính bắt buộc và các loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc doanh nghiệp).Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt. Theo nghĩa về kinh tế, thuế chuyển sự giàu có từ các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp cho chính phủ. Điều này có tác dụng vừa có thể làm tăng và giảm tăng trưởng kinh tế và phúc lợi kinh tế. Do đó, thuế là một chủ đề gây tranh luận cao.
Chính vì thế mà với những doanh nghiệp mới thành lập việc nắm rõ về các loại thuế cũng như tuân thủ việc đóng thuế là điều bắt buộc để doanh nghiệp bạn có thể hoạt động đúng với quy định của pháp luật, và bên dưới đây chính là những khái niệm về các loại thuế cũng như thuật ngữ quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm:
1 – Thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một. Ví Dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, tài sản…. Thuế đánh lên thu nhập hoặc tài sản với kỳ vọng rằng người bị thu thuế sẽ thực sự là người bị mất sức mua.
2- Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… được thu từ nhà sản xuất, người bán hàng với kỳ vọng chúng sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng. Thuế này chuyển sức mua khỏi người tiêu dùng cuối cùng bằng cách tạo khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho nhà sản xuất và giá bán.
3 – Thuế nội địa: là thuế đánh vào công dân, hoạt động, tài sản trong nước. Có rất nhiều sắc thuế nội địa đánh vào cá nhân (thuế thu nhập, thuế tiêu thụ), đánh vào công ty (thuế pháp nhân, thuế môn bài,…), đánh vào các hoạt động (thuế giao dịch tài chính, thuế mua bán nhà đất, thuế thừa kế,…), thuế đánh vào đồ vật (thuế tài sản, lệ phí phòng cháy chữa cháy, lệ phí đăng ký ô tô xe máy, lệ phí công chứng,…). Lưu ý lệ phí thực chất là thuế; ở Việt Nam gọi chúng là “các loại phí mang tính chất thuế”.
4 – Thuế quan: là thuế đánh vào hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia/lãnh thổ (nên còn gọi là thuế xuất nhập khẩu).
5 – Thuế định ngạch: là đánh một lượng cố định vào tất cả các đối tượng thu của sắc thuế. Ví dụ: thuế cầu đường, lệ phí sử dụng dịch vụ sân bay,…
6 – Thuế định lệ: là thuế đánh vào đối tương thu của sắc thuế theo tỷ lệ nhất định. Thuế định lệ lại có loại thuế lũy tiến (tỷ lệ tăng dần) và loại thuế tỷ lệ đồng đều.
7 – Thuế thông thường: là thuế nhằm các mục đích chính là thu ngân sách và điều tiết thu nhập, chứ không nhằm mục đích đặc biệt nào khác.
8 – Thuế đặc biệt: là thuế nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này, hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, duy tu hệ thống thủy lợi địa phương.
9 – Thuế lạm phát: do lạm phát làm thu nhập của cá nhân giảm tương đối giống như khi bị đánh thuế, nên có thuật ngữ “thuế lạm phát” hàm ý một trong những hậu quả của lạm phát.
10 – Thuế thời gian: khi thời gian là tiền bạc, thì việc mất thời gian do những thủ tục hành chính rắc rối gây ra cũng có tác động như khi người ta bị đánh thuế.
Nếu bài viết này của ACC PRO thật sự bổ ích thì bạn đừng quên lưu lại để chia sẻ cho người thân và bạn bè mình nhé.