Không chỉ những doanh nghiệp mới thành lập mà cả những công ty hoạt động lâu năm vẫn luôn cẩn trọng trong vấn đề lương và bảo hiểm của mình vì nếu sai phạm có thể bị pháp luật xử lý.
Doanh nghiệp mới thành lập cần chú ý đến những vấn đề lương cơ bản sau đây
Cách xây dựng bảng thang lương cho doanh nghiệp mới thành lập
Để có thể xây dựng bảng thang lương đúng với quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được đúng nguyên tắc dựa trên quy định trong khoản 1, Điều 5 của Nghị định số 144/2002/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Khoảng cách giữa các bậc lương: Những khoảng cách này cần phải đảm bảo hợp lí để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc cần phải có tinh thần phấn đấu để tích lũy kinh nghiệm và phát triển tài năng bản thân. Đối với mức chênh lệch liền kề giữa các bậc lương phải thấp nhất bằng 5%.
Mức lương thấp nhất: Bảng lương quy định cho người lao động như sau: Nếu như làm công việc đòi hỏi phải có trình độ, qua học nghề, lương phải cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương của nghề nguy hiểm: Những công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm. Mức lương quy định của những công việc này phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của những công việc làm ở điều kiện bình thường.
Doanh nghiệp mới thành lập cũng nên lưu ý, trong quá trình xây dựng bảng bảng thang lương, những công ty mới thành lập cần phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Sau đó công ty mới công bố bảng lương ở trong nội bộ. Và trong khoảng thời gian 6 tháng, tính từ ngày công ty mới thành lập và đi vào hoạt động. Công ty bắt buộc phải tiến hành đăng ký bảng thang lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.
Hồ sơ đăng ký lương cho doanh nghiệp mới thành lập
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại hồ sơ như sau:
=> Công văn đề nghị của bên phía công ty, doanh nghiệp, bao gồm có 3 bộ
=> Hệ thống bảng thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp đã tự xây dựng trước đó. Yêu cầu 3 bộ
=> Bảng phụ cấp lương của công ty theo mẫu. Nếu có, cần chuẩn bị 3 bộ
=> Bảng quy định về những tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc những nhóm nghề nghiệp, công việc trong bảng thang lương.
=> Bảng tổng hợp ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời.
Doanh nghiệp mới thành lập cần chú ý đến những vấn đề về bảo hiểm xã hội
Đối với những công ty mới thành lập cũng như mới thành lập, thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH) lần đầu tiên cần có mã đơn vị giao dịch BHXH. Sau đó, công ty cần phải thực hiện đăng ký bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc trong hồ sơ đăng ký cần có những yêu cầu như sau:
=> Phiếu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Sử dụng mẫu TK3.
=> Quyết định về việc thành lập hoặc sử dụng giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty. Mẫu này công ty có thể sử dụng bản sao chứng thực.
=> Danh sách những đối tượng lao động của công ty tham gia BHXH và BHYT. Sử dụng mẫu D02-TS và chỉ cần 1 bản.
=> Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu tiên. Sử dụng mẫu TK1-TS, chỉ cần 1 bản/người.
Ngoài ra doanh nghiệp mới thành lập và đăng ký bảo hiểm thì nên lưu ý, bên phía đơn vị sẽ có trách nhiệm phải nộp lại toàn bộ số tiền bảo hiểm phải đóng. Trong khoản thời gian 3 ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm đã nhận được hồ sơ để được cấp thẻ BHYT. Và nếu như người lao động đã được cấp giấy xác nhận thu hồi sổ bảo hiểm xã hội do hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Hồ sơ sẽ được lập theo phiếu giao nhận hồ sơ 317 để được trợ cấp tờ bìa của sổ BHXH.
ACC PRO hy vọng những thông tin trên phần nào giúp được quý doanh nghiệp có thể cẩn thận hơn trong vấn đề bảng lương cũng như bảo hiểm xã hội cùng doanh nghiệp mình.