Nếu doanh nghiệp muốn làm hồ sơ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động thành công trong thời gian giãn cách kéo dài vì dịch bệnh thì đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng dưới đây từ ACC PRO nhé.
Bạn thấy đấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh, rất nhiều người lao động đã rơi vào tình trạng thất nghiệp. Doanh nghiệp cũng như người lao động nên biết một số lưu ý sau để nhận được trợ cấp thất nghiệp trong mùa dịch COVID-19 nhanh nhất :
Lưu ý thứ 1: Điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp trong mùa dịch
Để có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 47 Luật Việc làm năm 2013 như: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Ngoài ra, người muốn nhận trợ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Cùng như đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Cuối cùng là khi người thất nghiệp trong thời gian nhận trợ cấp vẫn chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ trừ các trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, chết…
Lưu ý 2: Hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp trong mùa dịch
Hồ sơ trợ cấp thất nghiệp vì dịch bệnh được căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, để hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
=> Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu)
=> Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động:
=> Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; Xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động: ghi cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt. Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản…; Sổ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý 3: Địa điểm nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trong mùa dịch
Việc đi lại trong mùa giãn cách vì dịch bệnh quả thật rất khó khăn, do đó việc nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trong mùa dịch còn khó khăn hơn, theo đó, người lao động được đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kỳ trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nào mà mình muốn nhận. Vì vậy, nếu đủ điều kiện và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm ở Hà Nội.
Lưu ý 4: Cách nộp hồ sơ hỗ trợ trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài
Về cách thức nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp qua bưu điện mà không cần trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm.
Do đó khi nộp hồ sơ cho bưu điện, bạn cần chuẩn bị đủ 1 bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu); Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động; Sổ bảo hiểm xã hội; Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Và tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ: Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Đừng quên chia sẻ bài viết này đến với người thân và bạn bè mình nhé !!