Không ít kế toán đi làm tại các công ty vẫn chưa nắm rõ thậm chí không thể thực hiện được cách tính thuế nhập khẩu gây khó khăn cho việc hạch toán kế toán cho công ty mình.
Thuế nhập khẩu là gì ??
Để có thể tính được thuế nhập khẩu thì trước nhất bạn phải hiểu rõ đây là loại thuế như thế nào đã. Theo đó, Thuế nhập khẩu là một loại thuế. Mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài. Các phương tiện vận tải khi đến cửa khẩu. Sẽ được cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan. Và đồng thời sẽ tính số thuế nhập khẩu phải thu theo quy định trước.
Đặc điểm nhận dạng của thuế nhập khẩu trong doanh nghiệp
Một vài đặc điểm về thuế nhập khẩu bạn cần để ý đó là Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới và bản chất của thuế nhập khẩu là thuế gián thu nên chỉ mang tính chất tương đối. Bởi hàng hóa được nhập khẩu về nhằm sử dụng, tiêu dùng
Một đặc điểm quan trọng nữa là Thuế nhập khẩu thường gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia.
Chính sách hạch toán kế toán sau khi đã tính được thuế nhập khẩu
Chính sách hạch toán kế toán sẽ được căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 23 quy định Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho như sau: “…Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
Còn phần chi tiết về kế toán chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.” Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 69 Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái như sau:
=> Xác định tỷ giá giao dịch: Khi tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận nợ phải trả đó là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
=> Áp dụng tỷ giá trong kế toán: Các tài khoản phản ánh tài sản. Đối với những trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán. Thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản).
=> Giá trị hàng hóa được ghi nhận như sau: Khi hàng hóa chưa thanh toán cho người bán. Thì giá trị hàng hóa ghi nhận theo giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở giao dịch.
Sau khi doanh nghiệp đã ứng trước tiền hàng. Thì giá trị hàng hóa được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước. Các loại thuế phải nộp như thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT được ghi nhận theo tỷ giá tính thuế khâu nhập khẩu của cơ quan Hải quan.
Nắm được cách tính thuế nhập khẩu cũng như chính sách hoạch toán kế toán bên trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn ránh được những tổn thất lớn đồng thời tạo ra nhiều cơ hội phát triển khác cho doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu.