Phần lớn những thay đổi quan trọng về thuế trong năm 2021 này đều đến từ Nghị định 125/2020/NĐ-CP và Nghị định 126/2020/NĐ-CP, do đó tất cả các kế toán đều phải nắm chắc trong tay những thông tin này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc vi phạm trong quá trình doanh nghiêoj đang kinh doanh.
7 thay đổi quan trọng về thuế trong năm 2021 lần lượt là:
1. Bán hàng mà không xuất hóa đơn bị phạt tới 20 triệu đồng
Thay đổi này nằm ở khoản 5 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này”.
Như vậy, bán hàng mà không lập hóa đơn bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng, trừ hành vi không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động. Ngoài việc bị phạt tiền thì người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ buộc phải lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu.
2. Chậm nộp hồ sơ khai thuế có thể bị phạt đến 25 triệu đồng
Thay đổi này nằm ở Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy thuộc vào thời gian chậm nộp mà mức xử phạt sẽ khác nhau, cụ thể thì: “Phạt từ 15 – 25 triệu đồng khi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế (chi tiết hơn về các mức phạt khác trong thay đổi này ACC PRO sẽ thông tin đến bạn trong quá trình tư vấn).
Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11.5 triệu đồng.
3. Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản khách hàng theo đề nghị của cơ quan thuế
Thay đổi này nằm ở khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:
- Thông tin cung cấp
- Thời điểm cung cấp
Lưu ý: Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin.
4. Thời hạn nộp lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài
Thay đổi này nằm ở khoản 8, 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài như sau:
– Lệ phí trước bạ: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.
– Lệ phí môn bài: Chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài thì thời hạn nộp như sau:
+ Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/7 năm kết thúc thời gian miễn.
+ Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp như sau:
+ Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30/7 năm ra hoạt động.
+ Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động.
3 thay đổi quan trọng còn lại ACC PRO sẽ trình bày trong phần tiếp theo của chủ đề này, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích ấy nhé, Lụa tin là nó sẽ giúp được cho doanh nghiệp bạn rất nhiều trong tương lai đấy.
Là người làm trong lĩnh vực kế toán – thuế lâu năm Lụa tin việc tìm cho mình một đơn vị có chuyên môn như ACC PRO đây để hỗ trợ quý doanh nghiệp kiểm tra và kê khai lại các loại giấy tờ thuế quan trọng là việc nên làm và ưu tiên hàng đầu trong những tháng đầu năm 2021 này.
Lụa tin mình và ACC PRO có thể giải quyết mọi vấn đề về kế toán – thuế mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải !!
Mọi tư vấn về kế toán – thuế tại ACC PRO là miễn phí đến khi quý doanh nghiệp đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ kế toán trọn gói của chúng tôi !!