Có thể nói 4 mức giảm thuế cho doanh nghiệp dưới đây  đã và đang phát huy hiệu quả, là “liều thuốc trợ lực” kịp thời giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân bước đầu trụ vững trước những khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đánh giá về 4 mức giảm thuế cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch

Để đánh giá chính xác về 4 mức giảm thuế cho doanh nghiệp dưới đây thì Báo điện tử Chính phủ đã tiến hành phỏng vấn Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết cộng đồng doanh nghiệp có nhiều ý kiến phản hồi khác nhau về các chương trình hỗ trợ của Chính phủ.

giảm thuế cho doanh nghiệp

Vì nhìn chung, các doanh nghiệp ghi nhận sự cố gắng của Chính phủ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị quyết hỗ trợ về chính sách thuế nhằm thực hiện 4 mức giảm thuế cho doanh nghiệp như:

  • Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức như đã áp dụng cho năm 2020
  • Giảm 50% số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành, nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế
  • Giảm 30% mức thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong một số nhóm lĩnh vực dịch vụ
  • Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 (2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19) đối với doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020. 

Theo Ông Vũ Tiến Lộc thì ông đánh giá cao việc Chính phủ liên tục giao các bộ, ngành thiết kế các chính sách hỗ trợ. Đặc biệt, khi thiết kế chính sách, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu lấy ý kiến góp ý từ cả cộng đồng doanh nghiệp, bảo đảm thực thi với thủ tục đơn giản, hiệu quả nhất.

giảm thuế cho doanh nghiệp

Trong đó, mức giảm thuế thứ nhất, trong dự thảo mà Bộ Tài chính xây dựng là giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 nhưng chỉ với quy mô 200 tỷ trở xuống (như năm 2020), ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, số doanh nghiệp thụ hưởng không quá nhiều. Vì trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, có nhiều doanh nghiệp giảm mạnh lợi nhuận, thậm chí có doanh nghiệp nhỏ thu không đủ bù đắp chi. 

Về giải pháp giảm 50% cho hộ kinh doanh là rất hữu ích, như “mũi tên trúng hai đích”, vừa giúp cho các hộ kinh doanh, vừa hỗ trợ lực lượng lao động bởi khu vực hộ kinh doanh có đóng góp tới 30% GDP nên có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Việc giảm thuế cho khu vực này là một sự đột phá về mặt chính sách, thể hiện Chính phủ không chỉ quan tâm các doanh nghiệp lớn mà còn cả hộ cá nhân kinh doanh – đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.

Chính Ông Vũ Tiến Lộc cũng đánh giá giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như vận tải, du lịch, nhà hàng, khách sạn chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch là rất hợp tình, hợp lý. Cuối cùng, giải pháp miễn tiền chậm nộp phát sinh trong các năm 2020, 2021 và không phạt phần nộp chậm có tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp, khiến đông đảo doanh nghiệp yên tâm, đồng hành cùng Chính phủ.

giảm thuế cho doanh nghiệp

Mặc dù cộng đồng doanh nghiệp thấy rõ quyết tâm của Chính phủ là phòng, chống dịch hiệu quả đi đôi với nỗ lực duy trì tăng trưởng, phấn đấu thực hiện “mục tiêu kép”. Tuy nhiên, để thực hiện “mục tiêu kép” thì cần “thước đo kép”, mà đáng tiếc, điều này chưa được các địa phương quan tâm thực hiện đúng mức. Trong thời gian dịch bùng phát vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp chứng kiến không ít địa phương áp dụng các chỉ thị chống dịch khá máy móc, không thống nhất, dẫn đến việc các doanh nghiệp gặp không ít phiền toái, tăng gánh nặng chi phí và đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.